Ảnh Internet |
Doanh số tiêu thụ của Nissan đạt mức cao kỷ lục 5,82 triệu chiếc, trong khi nhà sản xuất ô tô Pháp Renault SA đạt 3,76 triệu chiếc. Bên cạnh đó, lượng xe bán ra của Mitsubishi, hãng xe mà Nissan nắm giữ tới 34% cổ phần, đạt 1,03 triệu chiếc đã đưa tổng doanh số tiêu thụ của toàn liên minh lên đạt 10,61 triệu chiếc.
Trong khi đó, Volkswagen, nhà sản xuất xe hàng đầu năm 2016 với những thương hiệu nổi tiếng như Audi, Skoda, Seat và Porsche, chỉ đạt mức doanh số tiêu thụ 10,53 triệu xe ô tô hạng nhẹ trong năm ngoái.
Tập đoàn Toyota Motor, đứng thứ 2 trong năm 2016, công bố doanh số tiêu thụ là 10,2 triệu chiếc, không bao gồm xe tải hạng nặng Hino Motors.
Nhiều nhà sản xuất ô tô đang cố tăng tăng doanh số để đạt được tính kinh tế theo quy mô và cắt giảm chí phí, giữa bối cảnh những khoảng đầu tư cần thiết đang ngày tăng lên trong phát triển công nghệ ô tô thế hệ tiếp theo – bao gồm xe tự lái, xe điện và các dịch vụ công nghệ di động.
Đây là mục tiêu hướng tới của liên minh Renault-Nissan và là động lực chính để Nissan nắm giữ cổ phần của đối thủ Mitsubishi Motors trong năm 2016.
Chủ tịch liên minh Renault-Nissan Carlos Ghosn đã cam kết tạo lợi thế trong quy mô và sử dụng lợi thế đó để tăng gấp đôi khoản tiết kiếm lên đến 10 tỷ Euro (12 tỷ USD) vào năm 2022, dựa trên sự gia tăng doanh số tiêu thụ hàng năm là 14 triệu chiếc.
Renault, Nissan và một số nhà sản xuất khác đang hướng tới việc chia sẻ các bộ phận xe và củng cố dàn sản xuất nhằm cắt giảm chi phí R&D, chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận.
Toyota cũng đang thực hiện cách tiếp cận tương tự bằng việc hợp tác với Mazda Motor Corp và Suzuki Motor Corp để giảm chi phí phát triển và tiếp thị đối với xe điện và các công nghệ mới.
Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà sản xuất ô tô đều coi quy mô là một cách để nâng cao hiệu quả và lợi nhuận. General Motors (GM) đã kết luận rằng quy mô không quá quan trọng, sau khi bán đi thương hiệu Opel cho PSA năm ngoái để tập trung đầu tư cho các dự án có lợi nhuận cao hơn.