Sputnik ngày 16/3 đưa tin một nhóm tiêm kích đánh chặn MiG-31 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương đã bay hơn 2.200 km để tham gia tập trận ở khu vực Viễn Đông của Nga. Trong ảnh: Các phi công kiểm tra kỹ thuật của một tiêm kích MiG-31 trước khi tham gia tập trận
Tham gia tập trận tại Viễn Đông, MiG-31 sẽ thực hành khả năng dò tìm và đánh chặn các mục tiêu thông qua hàng chục chuyến xuất kích. Trong ảnh: Việc chuẩn bị cho mỗi lần xuất kích của MiG-31 được tiến hành kỹ lưỡng.
MiG-31 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 và được ca ngợi là một trong những dòng chiến đấu cơ bay nhanh nhất thế giới với tốc độ tối đa lên tới 3.000 km/giờ. Trong ảnh: Một phi công chuẩn bị vào buồng lái của tiêm kích MiG-31.
Tiêm kích MiG-31 được coi là sát thủ đánh chặn, "khắc tinh" của các loại tên lửa hành trình, máy bay do thám không người lái, trực thăng và nhiều loại máy bay như máy bay ném bom chiến lược hay máy bay siêu thanh.
MiG-31 là dòng tiêm kích đánh chặn có thể tác chiến được trong mọi điều kiện thời tiết. Với khả năng bay ở độ cao 20 km và được trang bị hệ thống radar mạnh mẽ, MiG-31 được mô tả là “thợ săn” các mục tiêu trong thời gian nhanh nhất.
MiG-31 có thể được trang bị các loại tên lửa không đối không có tầm bắn lên tới hơn 100 km và chỉ cần 4 chiếc MiG-31 cùng sải cánh một lúc là có thể kiểm soát 1.100 km không phận.
Bộ Quốc phòng Nga được cho là đã triển khai các đơn vị tiêm kích đánh chặn MiG-31 tới căn cứ không quân ở Syria năm 2016. Theo giới chuyên gia quân sự, việc triển khai MiG-31 tới Syria sẽ giúp hỗ trợ, giảm bớt tần suất hoạt động của các máy bay cảnh báo sớm A-50 của Nga.
Vì MiG-31 là dòng máy bay ra đời từ những năm 1970 trong thời kỳ Liên bang Xô viết nên không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, Không quân Nga đã tiến hành một số chương trình nâng cấp cho các tiêm kích đánh chặn hạng nặng này.