Ảnh Internet |
Ngay cả hàng tỷ USD kích thích tài khóa toàn cầu cũng đang làm xấu đi sự bất bình đẳng thế hệ. Lấy Australia làm ví dụ, mặc dù đã tung ra gói hỗ trợ tài chính và kinh tế trị giá 180 tỷ USD nhưng tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi từ 15 - 24 vẫn tăng lên 16,1% so với con số 5,5% đối với những người trên 25 tuổi. Australia chưa từng có suy thoái kể từ những năm 1990 và đang là quốc gia trong top đầu thế giới về chống dịch.
Theo Catherine Birch, Nhà kinh tế học cấp cao tại Australia & New Zealand Banking Group Ltd., khoảng ¼ số lao động trẻ tuổi không đủ điều kiện đáp ứng các gói trợ cấp lương của chính phủ nước này, bởi họ chỉ là lao động thời vụ hoặc không có thời gian làm việc liên tục trong 12 tháng.
Đây không phải vấn đề của riêng nước Úc. Khi đại dịch kéo dài, nó phơi bày những vấn đề của các thế hệ, vốn được bắt đầu từ cuộc khủng tài chính hơn 10 năm trước. Tuy nhiên, Thế hệ Z, những người vốn không trực tiếp trải qua những nỗi đau kinh tế của cuộc khủng hoảng gần nhất, lại đang là những nạn nhân nguy cơ cao nhất. Pew Research mô tả những người sinh sau năm 1996 chính là nhũng đối tượng có nguy cơ mất việc cao cùng cơ hội tìm việc thấp.
Tại Anh, 1/3 số người lao động từ 18 - 24 tuổi ngoại trừ sinh viên đã bị mất việc hoặc sa thải. Tỷ lệ này chỉ là 15% đối với độ tuổi từ 35 - 44. Những người lao động với các công việc tạm thời còn chịu thiệt hại nặng nề hơn. Để đủ điều kiện tham gia chương trình nhận trợ cấp của Anh, người lao động cần được tuyển dụng trước ngày 19/3.
Theo Shriley Jackson - Nhà nghiên cứu kinh tế học tại Per Capita, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Thế hệ Z phải làm các công việc như bán lẻ, lễ tân… lâu hơn các thế hệ trước.
Khi dịch bệnh xảy ra, 18% số người Australia từ 15 - 24 tuổi rơi vào tình trạng thiếu việc làm, nhiều hơn gấp đôi ở các nhóm tuổi khác và cao hơn 7% so với trong khủng hoảng 10 năm trước. Ở Mỹ, con số này là 12%.