Đối với chứng khoán Mỹ đó là khởi đầu năm mới tệ nhất kể từ khủng hoảng tài chính, trong khi đó mức độ biến động của thị trường châu Âu tăng lên mức cao nhất trong thập kỷ.
Từ sự kiện Trung Quốc liên tiếp giảm giá đồng nhân dân tệ cho đến giá dầu lao dốc, Fed chấm dứt chính sách kích thích tiền tệ và khiến chi phí huy động vốn của các doanh nghiệp gia tăng, năm 2016 một lần nữa lại khiến giới đầu tư mất ngủ. Trong khi không có gì mới mẻ, những câu chuyện tưởng chừng cũ rích đó lại trở thành rắc rối, đặc biệt là khi những đệm đỡ như mức giá trị vốn hóa và các ngân hàng trung ương đều đang quay lưng lại với đầu cơ giá lên.
Đó là kết quả của động thái ồ ạt tháo chạy khỏi rủi ro thị trường. Ngay những ngày đầu năm 2016, một loạt công ty tài chính phố Wall từ Citigroup cho đến Royal Bank Canada cắt giảm các vị thế đặt cược vào khả năng tăng điểm của chứng khoán Mỹ, trong khi giới phân tích thị trường tương lai dự đoán lợi nhuận quý IV của các doanh nghiệp sẽ giảm hơn 6%.
Hơn 2.000 tỷ USD vốn hóa đã bốc hơi khỏi thị trường chỉ trong 3-4 ngày. Thước đo độ biến động cổ phiếu tăng lên hơn 13%, trong đó 8% là từ ngành dầu mỏ. Hầu hết các mã từ cổ phiếu lãi cao cho đến ngành đồ uống đều sụt giảm.
Mớ rắc rối càng hỗn độn hơn khi mà chỉ số Shanghai Composite giảm hơn 7%, nâng mức lỗ hàng năm lên 12%. Chỉ số S&P 500 sụt giảm 1,3% trong khi Stoxx Europe 600 mất 2,3%. Tại thị trường hàng hóa, giá dầu thô chạm đáy 12 năm.
Nguyên nhân sâu xa là Trung Quốc. Số liệu thống kê cho thấy ngành sản xuất Trung Quốc suy yếu kích hoạt đà giảm giá cổ phiếu thuộc nhóm CSI 300. Thêm vào đó, NHTW hạ tỷ giá tham chiếu ngày thứ 8 và dự trữ ngoại hối giảm mạnh vào tháng 12 làm khuấy đảo thị trường.
Trung Quốc là một trong những thủ phạm khi thị trường chao đảo hồi tháng 8, thời điểm mà Fed vẫn chưa bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ và kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2016 cao hơn bây giờ rất nhiều. Một thủ phạm khác là sự căng thẳng trên thị trường tín dụng. Liệu hai thủ phạm này có liên quan đến nhau?
Trong số những kịch bản đáng sợ vạch ra hồi tháng 8, thanh khoản thị trường sẽ bị bóp nghẹt bởi thất thoát nguồn dự trữ ngoại hối. NHTW cắt giảm dự trữ để chống thoái vốn và quản lý dòng tiền (hướng thanh khoản trên hệ thống tài chính vào tài sản định giá bằng nội tệ).
Chính sách bảo vệ đồng tệ của Trung Quốc sau động thái phá giá hồi tháng 8 góp phần vào cơn suy giảm đầu tiên trong lịch sử nguồn dự trữ ngoại hối. Bên cạnh đó, chương trình nới lỏng định lượng kết thúc vào tháng 10/2014 và Fed chấm dứt mua vào trái phiếu kỳ hạn 5 năm cũng là hai nguyên nhân có tác động quan trọng.
Theo Michael Shaoul thuộc Marketfield Asset Management, động thái này làm tăng lợi suất trái phiếu doanh nghiệp và giá đồng USD. Chi phí vay cao làm giảm lợi nhuận, hoạt động mua lại sẽ nở rộ và các doanh nghiệp cũng có cần có nhiều phương án kinh doanh hơn.
Theo tạp chí Global Economic Prospects, khó khăn tại Trung Quốc cũng như cơn suy thoái bao phủ từ Brazil cho đến Nga làm tan vỡ triển vọng tăng trưởng toàn cầu. Chi nhánh WB tại Washington đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2016 xuống 2,9%, trước đó hồi tháng 6, con số này là 3,3%.
Lần đầu tiên kể từ năm 1990, các NHTW trên toàn cầu áp dụng chính sách tiền tệ không đồng bộ. Fed và NHTW Anh tăng lãi suất chuẩn, trong khi ECB và NHTW Nhật vẫn theo đuổi chính sách kích thích tăng trưởng.
Hòa cùng không khí bất ổn trên thị trường tài chính, rủi ro địa chính trị leo thang với tuyên bố thử nghiệm hạt nhân thành công của Triều Tiên. Căng thẳng vẫn đang tiếp diễn giữa Ả rập và Iran, trong khi Anh đang đe dọa sẽ rời khỏi EU.
Citigroup từ bỏ chứng khoán Mỹ sau khi tổ chức này nhìn thấy nhiều cơ hội hơn tại châu Âu và Nhật Bản. Giám đốc chiến lược thuộc RBC capital market và Byron Wien thuộc Blackstone Group đều không đánh giá cao tương lai của S&P 500. Giới phân tích dự đoán lợi nhuận quý IV của các công ty thuộc nhóm S&P 500 giảm 6,1%.