Thỏa thuận khí đốt Nga-Trung: Có “khói” mà không có “lửa”

Chính sách kinh tế và chính trị “hướng tới châu Á” của Nga từ lâu đã rơi vào tình trạng có “khói” mà không có “lửa”.
Các chuyên gia cho rằng, có thể các ngân hàng Trung Quốc thiếu kiến thức nền tảng và khả năng quản lý rủi ro để sẵn sàng cung cấp các khoản tài trợ quy mô lớn cho khách hàng Nga.
Các chuyên gia cho rằng, có thể các ngân hàng Trung Quốc thiếu kiến thức nền tảng và khả năng quản lý rủi ro để sẵn sàng cung cấp các khoản tài trợ quy mô lớn cho khách hàng Nga.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, cuối tháng 4/2016, hai ngân hàng Trung Quốc đã gây bất ngờ với khoản cho vay trị giá 12 tỷ USD để phát triển dự án liên doanh khí đốt hóa lỏng (LNG) Yamal tại Bắc Cực, một trong những dự án tài trợ lớn nhất trong lịch sử doanh nghiệp Nga.

Trước đó, hồi tháng Ba, Novatek, nhà sản xuất khí đốt độc lập lớn nhất của Nga và cũng là cổ đông chính trong dự án Yamal, đã quyết định bán 9,9% cổ phần trong liên doanh này cho Quỹ Con đường tơ lụa của Trung Quốc, trong một thỏa thuận trị giá 1,2 tỷ USD.

Nếu nhìn vào hai thỏa thuận nói trên, có thể thấy, đó là bước đột phá thực sự không chỉ đối với Novatek, mà còn đối với Điện Kremlin, ngay cả khi các dự án phát triển khí đốt tương tự đã bị hủy bỏ trong bối cảnh dư thừa nguồn cung năng lượng rẻ trên toàn cầu, giống như tình cảnh dự án phát triển Browse LNG tại miền Tây nước Úc của Woodside Petroleum.

Dự án của Nga qua đó sẽ mở đường cho việc xuất khẩu LNG sang châu Á, cho phép Nga giảm sự phụ thuộc vào hoạt động bán khí đốt cho châu Âu. Hơn hết, Moskva cũng sẽ cho phương Tây thấy, họ vẫn có thể tìm tài trợ cho các dự án tài chính kiểu này, ngay cả khi Novatek đang chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, thỏa thuận Yamal dường như vẫn chưa đủ để thúc đẩy các thỏa thuận năng lượng tương tự giữa Nga và Trung Quốc. Mối quan hệ Bắc Kinh-Moskva đã được nâng lên đáng kể trong những năm gần đây, như hợp đồng cung cấp 365 triệu tấn dầu thô trị giá 270 tỷ USD trong vòng 25 năm của Rosneft (Nga) cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) ký kết hồi năm 2013. Cùng lúc đó, CNPC cũng đã mua 20% cổ phần của dự án Yamal.

Tháng 5/2014, sau thời điểm Nga sáp nhập bán đảo Crimea, Trung Quốc và Nga đã nhất trí ký thỏa thuận. Theo đó, Gazprom sẽ cung cấp cho CNPC 38 tỷ m3 khí đốt trong thời hạn 30 năm, trị giá 400 tỷ USD. Tuy nhiên, điều đó là chưa đủ khi Trung Quốc tỏ ra chậm chạp trong việc tận dụng các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga và nguồn tài chính dồi dào của mình để giành được thị trường năng lượng khổng lồ của Nga.

Một trong những lý do mà các chuyên gia cho rằng, có thể các ngân hàng Trung Quốc thiếu kiến thức nền tảng và khả năng quản lý rủi ro để sẵn sàng cung cấp các khoản tài trợ quy mô lớn cho khách hàng Nga.

Alexander Gabuev, một chuyên gia châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu hoạch định chính sách Carnegie (Nga) gợi mở rằng, dù Bắc Kinh chỉ trích các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, song các ngân hàng thương mại và thể chế tài chính của Trung Quốc vẫn lưỡng lự trong việc cung cấp tài chính và khoản vay cho Nga. Trong 2 năm qua, có rất ít công ty Nga tham gia vào hoạt động vay vốn hoặc phát sinh nợ với Trung Quốc, bất chấp Điện Kremlin từng hy vọng thị trường vốn châu Á sẽ là sự thay thế hoàn hảo cho phương Tây.

Ông Gabuev cũng lưu ý rằng, việc Quỹ Con đường tơ lụa nắm cổ phần trong dự án Yamal sẽ là công cụ đặc biệt để Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thúc đẩy sáng kiến “Một vành đai – Một con đường”. Tương tự, các nhà cung cấp vốn cho dự án Yamal như Ngân hàng Phát triển Trung Quốc hay Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, là những ngân hàng chính sách ít chịu sự biến động của hệ thống tài chính toàn cầu.

Chuyên gia Gabuev tin rằng, ông Tập Cận Bình đã nhận ra Trung Quốc chưa cung cấp đủ nguồn tài chính mà Nga mong đợi, khi khoản đầu tư dự án Yamal chỉ là món quà nhỏ cho Putin để chứng minh họ không hề bỏ rơi việc đầu tư thúc đẩy mối quan hệ song phương này. Do đó, các công cụ tài chính khác có thể cung cấp thêm phương tiện thúc đẩy hoạt động tài chính hoặc đầu tư tại Nga, bất chấp các lệnh trừng phạt, giống như những gì Trung Quốc đã thực hiện với Iran.

Dù còn một số trở ngại như Nga không chịu bán quá rẻ nguồn năng lượng của mình và Trung Quốc thì luôn tìm cách mặc cả tối đa, một khi các lệnh trừng phạt của phương Tây vẫn nhằm vào Nga, thì Moskva vẫn sẽ cần tới sự trợ giúp của Trung Quốc.