TỔNG THUẬT: Một Chính phủ có khát vọng vì một Việt Nam hùng cường

0:00 / 0:00
0:00
Nhiệm kỳ qua là nhiệm kỳ thành công của Chính phủ, thành công đó tạo sắc hồng cho đất nước trên con đường phát triển; tăng trưởng kinh tế, chăm lo an sinh xã hội, ứng phó với dịch COVID-19 là những sắc hồng được thế giới nhìn nhận, làm sáng lên mục tiêu, lý tưởng đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn.
Ảnh: VGP
Ảnh: VGP

Chiều 29/3, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về các Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước, Chính phủ.

Phát biểu bế mạc phiên họp toàn thể, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, Quốc hội đã thảo luận sôi nổi với tinh thần thẳng thắn và trách nhiệm cao về báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước và Chính phủ. Phiên họp có 41 vị đại biểu Quốc hội đăng ký và đã phát biểu ý kiến.

Theo đó, các ý kiến phát biểu thống nhất, báo cáo của Chủ tịch nước, báo cáo của Chính phủ đã được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, đánh giá toàn diện, sâu sắc về các mặt công tác của Chủ tịch nước, Chính phủ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật trong nhiệm kỳ 2016-2021. Bên cạnh đó, ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội đều ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực, trách nhiệm và những thành tựu, dấu ấn nổi bật của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong nhiệm kỳ 2016-2021.

Trong bối cảnh cả thế giới, khu vực và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức lớn, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, giám sát của Quốc hội, với sự tín nhiệm, ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân, Chủ tịch nước đã thực hiện có hiệu quả kinh nghiệm và quyền hạn trong hoạt động đối nội, đối ngoại theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, đặc biệt trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Với sự kiên quyết, kiên trì, quyết tâm của Chủ tịch nước, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong nhiệm kỳ qua đã được triển khai quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, bài bản, có hiệu quả, ngày càng đi vào chiều sâu, xử lý các hành vi tham nhũng theo phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, được nhân dân đồng tình ủng hộ và đánh giá cao.

Trong nhiệm kỳ này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều đổi mới sáng tạo, thể hiện sự năng động, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, kiên định thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra tại Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội. Chính phủ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực, trong đó tập trung ưu tiên cho việc triển khai các đột phá chiến lược về xây dựng, hoàn thiện thể chế; đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tinh thần đổi mới sáng tạo; tạo nhiều việc làm mới.

Về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, Chính phủ tập trung tháo gỡ từng bước các điểm nghẽn, ách tắc, đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực; nâng cao chất lượng tăng trưởng. Đồng thời, Chính phủ đã quan tâm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước gắn với xây dựng Chính phủ điện tử.

Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát, tác động nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội từ đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu kép, vừa chống dịch hiệu quả, vừa hiệu quả phục hồi, phát triển kinh tế xã hội, được nhân dân và cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Điều đó cũng được thể hiện qua sự cải thiện mạnh mẽ thứ tự xếp hạng quốc tế của Việt Nam trên nhiều chỉ số, lĩnh vực như đổi mới sáng tạo môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh toàn cầu; phát triển Chính phủ điện tử; phát triển con người Việt Nam; xếp hạng về phát triển bền vững. Có thể nói, đây là thành công chung với nhiều dấu ấn trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Cùng với những thành tựu, kết quả đạt được, các vị đại biểu Quốc hội cũng ghi nhận và đánh giá cao các báo cáo đã thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân, nhất là các nguyên nhân chủ quan và đề ra giải pháp khắc phục.

Các vị đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ phân tích, làm rõ hơn một số vấn đề tồn tại, hạn chế như một số hồ sơ dự án, dự thảo trình Quốc hội chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng yêu cầu đặt ra, chưa có sự đồng thuận cao. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh phải nhiều lần điều chỉnh. Một số văn bản pháp luật về đầu tư, kinh doanh thiếu tính ổn định. Một số dự án luật trình Quốc hội công tác tổ chức thi hành pháp luật bất cập; kỷ luật, kỷ cương có nơi, có lúc chưa nghiêm. Việc lập, hoàn thiện các quy hoạch quốc gia chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ; chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ còn chậm; bộ máy hành chính nhà nước vẫn chưa thực sự tinh gọn, hiệu quả. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đồng đều, tính chuyên nghiệp còn hạn chế...

Tại phiên thảo luận cùng ngày, các vị đại biểu Quốc hội tán thành cao với các bài học kinh nghiệm, phương hướng, nhiệm vụ được đề ra trong các báo cáo, đặc biệt trong việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết tộc trong suốt nhiệm kỳ mới để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; khơi dậy tinh thần dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Các ý kiến phát biểu cũng kiến nghị một số nội dung, đề nghị Chủ tịch nước, Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong nhiệm kỳ tới. Cụ thể như, lãnh đạo, thể chế hóa đầy đủ, kịp thời Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, tiếp tục cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013; xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa để sớm trình Quốc hội; triển khai hiệu quả chiến lược pháp luật, chiến lược cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng công tác tổ chức thi hành pháp luật; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, gắn phải hoàn thiện cơ chế và tăng cường kiểm soát quyền lực, hiệu quả; tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan hành chính nhà nước các cấp theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức...

Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan xây dựng và hoàn thiện nội dung đánh giá về công tác của Chủ tịch nước, của Chính phủ trong dự thảo Nghị quyết về tổng kết công tác nhiệm kỳ 2016-2021, trình Quốc hội thông qua chương trình kỳ họp.

Đại biểu Bùi Văn Phương (đoàn Ninh Bình) bày tỏ mong muốn trong nhiệm kỳ mới, các bộ ngành với chức năng là cơ quan tham mưu cho Chính phủ, thực hiện quản lý nhà nước trong ngành, lĩnh vực được giao phải là người hiểu rõ nhất những hạn chế, vướng mắc, kẽ hở về chính sách pháp luật, làm rõ nguyên nhân chủ quan, có giải pháp khắc phục, sửa đổi kịp thời các bất cập pháp luật gây cản trở khó khăn cho doanh nghiệp người dân và các cơ sở phát triển của đất nước.

Đại biểu Tô Ái Vang (đoàn Sóc Trăng) khẳng định nhiệm kỳ 2016-2021có rất nhiều khó khăn nhưng vì thế bản lĩnh, trí tuệ, tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng của nhân dân Việt Nam càng được khẳng định. Đặc biệt là sự chủ động, tích cực, năng động, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng với Quốc hội, các cơ quan trong hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, vượt qua mọi khó khăn thách thức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, đạt được nhiều thành tựu quan trọng toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật, được các tầng lớp nhân dân, cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Đại biểu cho rằng với việc ban hành cơ chế đặc thù, thực hiện chính quyền đô thị đối với thành phố Hà Nội thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh bước đầu tạo tiền đề thúc đẩy cải cách thể chế, nhất là về tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu, lực hiệu quả, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; góp phần huy động, tập hợp nguồn lực cho sự phát triển trong giai đoạn mới.

Quan tâm đến vấn đề quy hoạch, phát triển vùng, đại biểu kiến nghị trong thời gian tới cần nâng cao chất lượng quy hoạch vùng theo hướng tích hợp đa ngành, khai thác tốt nhất lợi thế kết cấu hạ tầng, điều kiện tự nhiê,n vị trí địa kinh tế, chính trị, nguồn nhân lực và tăng cường liên kết nội vùng và liên vùng. Từ đó tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu tạo không gian phát triển mới.

Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long, đại biểu kiến nghị đẩy mạnh liên kết phát triển hệ thống giao thông kết nối với vùng Đông Nam bộ và Thành phố Hồ Chí Minh, khai thác lợi thế, phát triển có hiệu quả sản xuất lương thực, hoa quả, công nghiệp chế biến gắn với thị trường tiêu thụ. Xây dựng thương hiệu sản phẩm phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển và du lịch văn hóa lễ hội… gắn với dịch vụ và kinh tế biển đảo, phát triển năng lượng tái tạo. Đồng thời chủ động thích ứng, thực hiện hiệu quả các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, giải quyết vấn đề sạt lở bờ sông, bờ biển, xây dựng chiến lược tổng thể bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong.

Đại biểu Nguyễn Quốc Bình (đoàn Hà Nội) nhất trí cao với báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Chính phủ và cũng đồng tình với các ý kiến đại biểu đã đánh giá về thành công xuất sắc của Chính phủ.

Đại biểu kiến nghị, công tác hoàn thiện pháp luật đã được quan tâm triển khai, nhưng vẫn còn tình trạng văn bản quy định chi tiết chậm ban hành khiến luật chậm đi vào cuộc sống.

Bên cạnh việc đối phó thành công COVID-19, cần có các giải pháp mạnh hơn để giúp người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

Tuy đã được quan tâm, nhưng ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa được hình thành, chưa tạo ra được giá trị gia tăng cao, chưa tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Chính phủ đã tập trung xử lý 12 dự án tồn tại, yếu kém, đưa 3 dự án ra khỏi danh sách; đề nghị có các giải pháp xử lý hiệu quả hơn. Đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Có giải pháp hiệu quả để thu hút các dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP). Đầu tư hạ tầng đường sắt tốc độ cao Bắc Nam trong nhiệm kỳ tới để giảm chi phí logistics…

Đại biểu Hồ Thanh Bình, đoàn An Giang nhận định, cùng hệ thống chính trị, Chính phủ đã rất nỗ lực trong điều hành và đạt nhiều thành tựu quan trọng, trong đó có thành tựu chống dịch. Tuy nhiên, sức khỏe của người dân còn phụ thuộc nhiều vào môi trường sống, an toàn thực phẩm… Do đó, đại biểu đề nghị kinh phí đầu tư cho sức khỏe người dân cần cân bằng giữa việc đầu tư cho hệ thống y tế và đầu tư, khuyến khích sản xuất nông nghiệp an toàn, bảo đảm an toàn môi trường không khí, đất…; tăng cường các chính sách phổ cập các kiến thức về sức khỏe cho người dân trong các vấn đề sản xuất, tiêu thụ nông lâm sản…

Đại biểu cũng nêu rõ, cử tri ĐBSCL chân thành cảm ơn Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã lắng nghe các kiến nghị của cử tri, ban hành nhiều chính sách. Tuy nhiên, thách thức lớn của ĐBSCL là nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với cả nước, mặc dù vùng đang cơ hội thu hút các nhà đầu tư lớn. Đại biểu đề nghị cần quan tâm hơn đầu tư hạ tầng giao thông và cảng nước sâu để làm tiền đề thu hút đầu tư.

Đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Bạc Liêu) khẳng định kết quả, hiệu quả hoạt động của Chủ tịch nước và của Chính phủ nhiệm kỳ qua là nhân tố quan trọng quyết định đến đất nước có được tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay. Báo cáo của Chính phủ đã đưa ra nhiều con số ấn tượng, biết nói làm đậm nét thêm kết quả hiệu quả hoạt động nhiệm kỳ vừa qua.

Bên cạnh đó cử tri cũng đặt ra một số vấn đề còn băn khoăn. Thứ nhất là công tác phát hiện, xử lý vi phạm về kinh tế chưa nghiêm. Trách nhiệm sau kiểm toán kiểm tra giám sát chưa làm đến nơi đến chốn. Công tác quản lý kinh tế, tài chính nhiều mặt còn chưa tốt. Kỷ luật kỷ cương về tài chính chưa nghiêm. Đạo đức công vụ của một số cán bộ, công chức chưa thực sự nghiêm túc thực hiện theo quy định của pháp luật.

Thứ hai là lĩnh vực thu ngân sách nhà nước năm 2020 mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, nhưng vẫn đạt kết quả khả quan. Tuy nhiên, điều đó cũng đặt ra vấn đề càn làm rõ là mục tiêu thu ngân sách nhà nước đã sát với thực tế, đã triệt để chưa, đặc biệt là đến chính sách thuế.

Thứ ba là tinh thần sâu sát với thực tiễn, cơ sở trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ được thể hiện rất rõ trong nhiệm kỳ vừa qua nhưng hoạt động chỉ đạo, điều hành trong phát triển kinh tế-xã hội ở các cấp chính quyền địa phương vẫn còn vướng mắc, nhiều quy định, hành lang pháp lý còn chưa rõ ràng, chồng chéo. Đội ngũ cán bộ cơ sở còn có những mặt hạn chế về năng lực, nghiệp vụ chuyên môn so với yêu cầu đặt ra.

Những sắc hồng trên con đường phát triển đất nước

Đại biểu Nguyễn Bắc Việt, đoàn Ninh Thuận đánh giá nhiệm kỳ qua là nhiệm kỳ thành công của Chính phủ, thành công đó tạo sắc hồng cho đất nước trên con đường phát triển; tăng trưởng kinh tế, chăm lo an sinh xã hội, ứng phó với dịch COVID-19 là những sắc hồng được thế giới nhìn nhận, làm sáng lên mục tiêu, lý tưởng đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn.

Thứ hai, bên cạnh những sắc hồng đó, vẫn còn những điểm không sáng, rất mong Chính phủ quan tâm, đặc biệt là tình trạng khoảng cách giàu nghèo có chiều hướng rộng hơn; đạo đức xã hội xuống cấp đòi hỏi giải pháp thực sự căn cơ để không để tệ nạn có chiều hướng phát triển.

Thứ ba, Quốc hội đã ban hành, thông qua 72 luật, pháp lệnh và các nghị quyết, đại biểu mong muốn trong thời gian tới chất lượng các dự án luật sẽ tiếp tục được nâng lên.

Thứ tư, liên quan tới điều hành của Chính phủ, Quốc hội đã có Nghị quyết dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Chính phủ có Nghị quyết thực hiện và đây là cú hích để Ninh Thuận phát triển trong thời gian qua với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, có những con đường ven biển đẹp nhất nước. “Nhân dân rất phấn khởi”, đại biểu cho biết và đề nghị thời gian tới, Chính phủ tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết về thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) cho rằng ở cương vị nguyên thủ quốc gia, Chủ tịch nước đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ và kiến nghị trong nhiệm kỳ mới đề nghị Chủ tịch nước quan tâm hơn nữa đến hoạt động của các cơ quan tư pháp, tiếp tục giảm tình trạng oan sai, đảm bảo tính công minh của pháp luật.

Tán thành nhiều nội dung trong báo cáo Chính phủ, đại biểu chia sẻ Chính phủ nhiệm kỳ này là một Chính phủ có khát vọng vì một Việt Nam hùng cường với hình ảnh của một vị Thủ tướng xông xáo, năng động. Tính chủ động, chủ công của Chính phủ được thể hiện rất nổi bật trong phòng chống đại dịch COVID-19. Trong bối cảnh thế giới đang lúng túng ứng phó với đại dịch, Việt Nam đã có những cách thức chống dịch rất đặc biệt tự chủ và tự lực.

Trong nhiệm kỳ tới, địa biểu kiến nghị Chính phủ quan tâm đến 3 vấn đề. Một là tăng cường xây dựng thể chế, đặc biệt là công tác nhân sự. Thể chế, bộ máy tổ chức nhân sự cần phải có đột phá trong tổ chức cải cách bộ máy hành chính, nhằm đạt được những kết quả rõ nét, đặc biệt trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động chỉ đạo điều hành. Đây phải được coi là một khâu đột phá.

Hai là Chính phủ cần quan tâm, phát huy dân chủ trên mọi lĩnh vực, trong đó cần coi trọng đặc biệtcoogn tác phát hiện, phát huy và trọng dụng nhân tài với tầm nhìn dài hạn; huy động được các nguồn lực xây dựng đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Ba là Chính phủ cũng cần quan tâm, củng cố các quan hệ đạo đức văn hóa, xã hội, phậm chí pháp điển hóa để xử lý, giải quyết căn cơ tình trạng xuống cấp về đạo đức, văn hóa, lối sống.

Đại biểu Tô Thị Bích Châu (TPHCM): Thành công lớn nhất trong nhiệm kỳ qua là Chính phủ đã giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện mục tiêu kép, không gây ra đổ vỡ; cải cách hành chính, cải cách môi trường kinh doanh có nhiều chuyển biến tích cực.Theo đại biểu, điểm chưa được là sự đến nơi đến chốn trong công tác cải cách, nhất là những cải cách quan trọng ảnh hưởng đến cả xã hội, chẳng hạn cải cách về GDĐT khi mà đến giờ các cháu học sinh lớp một vẫn phải đi học thêm; lĩnh vực văn hóa xã hội chưa có sự bứt phá nếu không nói là thụt lùi.

Đại biểu đề nghị Chính phủ, Quốc hội quan tâm đến vấn dề: Thứ nhất, giữ vững và phát huy những gì làm được trong nhiệm kỳ qua, nhất là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện mục tiêu kép. Thứ hai, là tận dụng tốt cơ hội từ sự chuyển dịch toàn cầu để thu hút nguồn lực cho phát triển đất nước. Thứ ba là thúc đẩy cải cách mạnh mẽ hơn nữa để tạo ra những đột phá trong thời gian tới.

Đại biểu cũng đề xuất ba kiến nghị: Theo đó, Chính phủ phải thật sự là chính phủ điện tử, kiến tạo bằng việc xử lý, giải quyết những kiến nghị, yêu cấu của DN, người dân gửi đến đúng thời hạn. Thứ hai, Chính phủ tập trung phát triển giao thông đường bộ trên cả nước, nhất là khu vực miền Nam, trong đó có đồng bằng sông Cửu Long và TPCHM, đồng bộ và hiện đại để khu vực này thực sự trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước. Và cuối cùng, đại biểu bày tỏ mong muốn Chính phủ, Quốc hội quan tâm đến chất lượng công tác Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng hoạt động quản lý, điều hành Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn sâu sát thực tế tình hình, tận dụng thời cơ tăng cường đối thoại, lắng nghe ý kiến của người dân, doanh nghiệp. Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành chủ động rà soát, tháo gỡ thể chế, chủ động xây dựng các thể chế, chính sách pháp luật, khơi thông nguồn lực tại chỗ, phục vụ tăng trưởng nhanh, bền vững.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng nêu lên một số vấn đề cần tiếp tục quan tâm hơn nữa đến công tác đối mới thể chế, xậy dựng pháp luật; đổi mới mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp. Phát triển công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản còn hạn chế. Sắp xếp cổ phần hóa thoái vốn doanh nghiệp nhà nước chưa đạt mục tiêu đề ra. Phát triển kinh tế vùng chưa tương xứng với tiềm năng và tác động lan tỏa liên kết với các vùng kinh tế trọng điểm chưa như kỳ vọng. Tiến độ thực hiện một số dự án trọng điểm quốc gia quan trọng, nhất là ở vùng miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long còn chậm. Chất lượng công tác lập, phê duyệt quy hoạch chưa đạt yêu cầu. Kỷ luật kỷ cương quản lý tài nguyên, đất đai đầu tư, xây dựng cơ bản còn nhiều hạn chế. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các đô thị, khu công nghiệp. Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển nghiêm trọng tại một số địa phương…

Địa biểu kiến nghị trong nhiệm kỳ tới Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu, phân định rõ chức năng nhiệm vụ các bộ, cơ quan ngang bộ, khắc phục tình trạng chồng chéo, đảm bảo quản lý thống nhất nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực. Đề cao tinh thần trách nhiệm của các bộ ngành gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực. Xây dựng, phát triển kinh tế vùng, liên vùng theo hướng tích hợp đa ngành, hình thành chuỗi giá trị, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng, liên kết vùng. Quan tâm đầu tư xây dựng các tuyến giao thông đường bộ kết nối huyết mạch, phát triển các dự án hạ tầng đa mục tiêu có tính chất liên vùng, tác động tích cực. Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững nâng cao giá trị hàng hóa nông nghiệp, xuất khẩu nông sản khắc phục tình trạng được mùa mất giá. Đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo. Có giải pháp căn cơ giải quyết vấn đề khiếu nại khiếu kiện vấn đề đông người phức tạp.

Đại biểu Nguyễn Thái Học (đoàn Phú Yên) nhận định các báo cáo được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ.

Đây là nhiệm kỳ đối mặt nhiều trở ngại lớn, phức tạp, khó lường, đòi hỏi sự lãnh đạo chỉ đạo, điều hành quyết liệt để đạt được các kết quả nổi bật. Niềm tin của người dân ngày càng được tăng cường. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, đại biểu khẳng định cần trân trọng những kết quả đạt được khi đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay.

Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ cũng đã đánh giá rất thẳng thắn về những tồn tại, hạn chế và còn nhiều vấn đề người dân quan tâm, như vẫn còn một bộ phận cán bộ thờ ơ, vô cảm, thiếu quyết liệt, việc cần làm, phải làm nhưng không làm được, nói không đi đôi với làm, ngại va chạm nên nhiều lúc cái sai, cái ác không được lên án... Đây chính là một nguyên nhân làm cho nhiều chỉ tiêu, mục tiêu chưa đạt được. Người dân luôn tin tưởng vào công cuộc đổi mới, luôn tin yêu vào các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhưng vẫn bất bình trước một bộ phận cán bộ nhũng nhiễu, tiêu cực.

TỔNG THUẬT: Một Chính phủ có khát vọng vì một Việt Nam hùng cường ảnh 1

Đại biểu Nguyễn Thái Học, đoàn Phú Yên. - Ảnh: VGP

Phát biểu về kết quả nhiệm kỳ công tác của Chính phủ, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (đoàn Kiên Giang) lưu ý 2 lĩnh vực cần khắc phục trong thời gian tới. Trước hết là công tác xây dựng luật, pháp lệnh vẫn còn những vấn đề cần khắc phục, nhất là việc xin bổ sung dự án luật rồi lại xin lùi, xin rút; việc chuẩn bị một số dự án trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa đáp ứng được yêu cầu. Đại biểu đánh giá, Chính phủ đã nhìn nhận đúng những hạn chế này, nhưng việc khắc phụ cần được quan tâm quan tâm hơn nữa. Đại biểu cũng cũng đề nghị cần chú ý đến trách nhiệm của các cơ quan tham mưu trong việc xin lùi, xin rút các dự án luật, pháp lệnh. Đại biểu kiến nghị Quốc hội khóa XV cần quyết liệt thực hiện các giải pháp mà báo cáo nêu ra để khắc phục những bất cập trong lĩnh vực này.

Vấn đề thứ hai mà đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé quan tâm là phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long. Đại biểu bày tỏ chia sẻ, trân trọng với nỗi trăn trở của Thủ tướng Chính phủ khi thấy Đồng bằng Sông Cửu Long vốn là vựa lúa, vựa cá tôm, vựa cây ăn trái của cả nước nhưng đến nay vẫn phát triển chưa xứng với tiềm năng. Do đó, đại biểu mong muốn trong nhiệm kỳ mới, Quốc hội, Chính phủ tiếp tục quan tâm, đề ra những chiến lược và tạo cơ chế cho Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bứt phá và bền vững.

Nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư

Đại biểu Trần Anh Tuấn (đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng những các chỉ số liên quan đến kinh tế vĩ mô trong nhiệm kỳ qua cho thấy nỗ lực rất lớn của Chính phủ trong điều hành, chỉ đạo.

TỔNG THUẬT: Một Chính phủ có khát vọng vì một Việt Nam hùng cường ảnh 2

Đại biểu Trần Anh Tuấn (đoàn Thành phố Hồ Chí Minh)

Trong nhiệm kỳ tới, đại biểu đề nghị cần tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư, đặc biệt là đầu tư công. Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, giải pháp để thực hiện hiệu quả hơn nữa vốn đầu tư công, đơn cử các dự án mới đã được thẩm định nguồn vốn cân đối trước khi có chủ trương đầu tư, bước đầu việc phân bổ vốn đầu tư đã có cân nhắc kỹ lưỡng, ưu tiên các dự án, công trình phát triển hạ tầng lớn, có tính kết nối, lan tỏa cao, bố trí cho những vùng tạo động lực phát triển và tăng trưởng mạnh.

Những năm qua tỷ trọng vốn đầu tư ngoài nhà nước tăng, vốn ngân sách được sử dụng như “vốn mồi” để kích hoạt, huy động mạnh mẽ nguồn lực bên ngoài để tham gia phát triển. Tuy nhiên hiệu quả đầu tư chưa được như kỳ vọng. Nhiều dự án có chất lượng chuẩn bị đầu tư chưa tốt, thể chế quản lý đầu tư công còn nhiều bất cập (đặc biệt là khâu lập, lựa chọn, thẩm định, đánh giá hiệu quả đầu tư công). Chúng ta cần có các giải pháp đổi mới toàn diện, đồng bộ các luật về luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, quy hoạch. Lĩnh vực đầu tư công cần tạo động lực thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Các bộ ngành và địa phương cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa, xử lý kịp thời, nhanh chóng về thủ tục liên quan đến triển khai các dự án đầu tư.

Đại biểu cho rằng, dù có tiến bộ nhưng năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn thấp, nhất là trong khối doanh nghiệp tư nhân, nông nghiệp. Đóng góp của năng suất tao động vào GDP chưa tạo sức bật lớn. Trong lĩnh vực công nghiệp chế biến mới chỉ tập trung vào những sản phẩm suất khẩu dựa trên nền tảng khoa học công nghệ còn thấp. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động chủ yếu ở khâu gia công, lắp ráp linh kiện c,ó giá trị gia tăng trong nước tương đối thấp chưa tạo động lực lan tỏa cho khu vực doanh nghiệp trong nước, nên chưa có bứt phá về năng suất lao động. Theo đại biểu, muốn cải thiện tốt năng suất lao động, chúng ta cần đầu tư mạnh cho đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đổi mới mô hình tăng trưởng theo kinh tế số, chú trọng nghiên cứu phát triển.

TỔNG THUẬT: Một Chính phủ có khát vọng vì một Việt Nam hùng cường ảnh 3

Đại biểu Lý Tiết Hạnh (đoàn Bình Định)

Đại biểu Lý Tiết Hạnh (đoàn Bình Định) đánh giá nhiệm kỳ qua, Chính phủ đã có những quyết sách quan trọng, với trí tuệ, quyết tâm, nỗ lực và từ đó đạt được nhiều kết quả quan trọng, làm nền tảng cho một giai đoạn phát triển mới, bền vững của đất nước.

Với những diễn biến mới của tình hình, đại biểu chia sẻ lo ngại của cử tri về thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong huy động nguồn lực để đảm bảo chủ động ứng phó với những tình huống xấu từ biến đổi khí hậu, thiên tai thảm họa, đứt gãy chuỗi cung ứng những thách thức an ninh phi truyền thống. Vì vậy, Chính phủ cần quan tâm hơn nữa trong công tác nắm bắt thông tin, dự báo tình hình, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động nắm bắt thời cơ vượt qua thách thức để 100 triệu người dân Việt Nam có cuộc sống bình yên hạnh phúc. Đảm bảo sự phát triển bền vững và thịnh vượng của dân tộc Việt Nam, nâng cao vị thế, vai trò đất nước trên trường quốc tế.

Theo đại biểu, thời gian qua, với sự đột phá về kết cấu hạ tầng đồng bộ, cả nước đã và đang triển khai rất nhiều dự án giao thông trọng điểm, có vai trò dẫn dắt và làm nền tảng, động lực cho sự phát triển. Tuy nhiên đối với khu vực duyên hải Nam Trung bộ, do điều kiện địa lý nằm cách xa hai trung tâm kinh tế lớn của đất nước, chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hạ tầng giao thông kết nối giữa các tỉnh, các vùng kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn. Việc bố trí các kế hoạch đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là về giao thông, của khu vực này chưa được quan tâm đúng mức. Tại các địa phương, trong đó có Bình Định,giống như một đại công trường trường với rất nhiều công trình dự án đã và đang thực hiện dang dở, gặp rất nhiều khó khăn về bố trí nguồn vốn thực hiện.

Đại biểu kiến nghị Chính phủ chỉ đạo ra soát tổng thể các công trình, dự án đang thực hiện, kể cả trong kế hoạch, còn nợ vốn, chưa bố trí được vốn, để có kế hoạch giải pháp đồng bộ, quyết liệt huy động các nguồn lực để triển khai thực hiện có hiệu quả, tránh lãng phí.

Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến đầu tư hạ tầng kinh tế-xã hội trong khu vực duyên hải Nam Trung bộ, nhất là hạ tầng giao thông kết nối giữa các tỉnh và giữa khu vực với các vùng kinh tế trọng điểm khác trong cả nước. Trong đó ưu tiên hoàn thành tuyến đường cao tốc phía Đông, các tuyến quốc lộ kết nối với vùng Tây Nguyên .

Chính phủ đã để lại những tình cảm đẹp, những việc làm ấn tượng khó quên

Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (đoàn Thành phố Hà Nội) khẳng định trong nhiệm kỳ qua, Chủ tịch nước đã thể hiện xuất sắc vai trò nguyên thủ quốc gia, thay mặt nhà nước về đối nội, đối ngoại và là biểu tượng của niềm tin, đoàn kết toàn dân tộc. Mỗi khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước xuất hiện ở đâu, người dân, cán bộ, đảng viên đều rất vui mừng, phấn khởi, được truyền cảm hứng mạnh mẽ, xây dựng tình cảm cách mạng, tạo sự đồng thuận trong toàn đảng, toàn dân, và toàn quân.

TỔNG THUẬT: Một Chính phủ có khát vọng vì một Việt Nam hùng cường ảnh 4

Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (đoàn thành phố Hà Nội)

Đại biểu cũng đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ được đổi mới quyết liệt, sâu sắc, sáng tạo và linh hoạt, tạo sự chuyển biến trong toàn hệ thống.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo xây dựng thể chế, cắt giảm các thủ tục hành chính với tinh thần kiến tạo, phát triển tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; xây dựng chính phủ điện tử; đấu tranh với việc trì trệ, chần chừ; khơi thông các nguồn lực phát triển; quan tâm đến chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn ; lắng nghe ý kiến của mọi tầng lớp nhân dân; linh hoạt, sáng tạo trong xử lý giải quyết khủng hoảng nhất là trong phòng chống COVID-19 và thiên tai.

“Dù còn những mặt được chưa mong muốn nhưng chắc chắn trong lòng đại đa số cử tri, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ đã để lại những tình cảm đẹp, những việc làm ấn tượng khó quên”, ông Ngị Duy Hiểu chia sẻ và bày tỏ trong nhiệm kỳ mới, cử tri mong muốn Chủ tịch nước, Chính phủ tiếp tục tiếp tục phát huy những kết quả đạt được.

Đặt biệt là thúc đẩy mạnh mẽ xây dựng thể chế, coi đây tài nguyên, nguồn lực phát triển vô tận nếu biết cách tạo ra, khai thác, sử dụng trong bối cảnh nguồn lực vật chất của đất nước còn hạn chế. Khi xây dựng thể chế, Chính phủ cần đầu tư nhiều hơn, dự báo dữ liệu dài hơi.

Chúng ta tiếp tục đầu tư trọng tâm, trọng điểm cho giáo dục, đào tạo, khoa học-công nghệ, văn hóa và có chính sách đột phá hợp lý để phát hiện sử dụng nhân tài.

Cả dân tộc cần quyết tâm theo đuổi công cuộc phát triển đi lên phồn vinh, thịnh vượng bằng chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số; quan tâm đối thoại với nhân dân tập trung giải quyết đơn thư kiến nghị, yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; xử lý nghiêm cán bộ thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm, không chỉ cán bộ làm sai mà cả cán bộ không làm, làm chậm, chỉ làm việc dễ, việc có lợi cho cá nhân hoặc nhóm lợi ích.

“Mặc dù chúng ta đã có một nhiệm kỳ rất thành công nhưng Chính phủ nhiệm kỳ mới cần tiếp tục tấn công mạnh mẽ hơn nữa và căn bệnh chần chừ, chậm trễ, trì trệ, trông chờ… vẫn đang hiện hữu ở nơi này, nơi khác trong toàn hệ thống của chúng ta”.

TỔNG THUẬT: Một Chính phủ có khát vọng vì một Việt Nam hùng cường ảnh 5

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng). Ảnh: VGP

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) bày tỏ tin tưởng cử tri cả nước đều nhất trí đánh giá cao những thành tựu mà đất nước đạt được trong 5 năm qua, như thể hiện trong báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ. Tuy nhiên, đại biểu lưu ý đến một số hạn chế lớn cần sớm khắc phục.

Thứ nhất là 3 hạn chế lớn mà báo cáo của Chính phủ đã chỉ ra. Cụ thể, nông nghiệp phát triển chưa bền vững. Đại biểu bày tỏ lấy làm tiếc vì báo cáo chưa đưa ra những nguyên nhân cụ thể và đề nghị trong nhiệm kỳ tới, Chính phủ cần sớm chỉ ra nguyên nhân, hạn chế và có những giải pháp bởi nông nghiệp và nông dân đóng vai trò rất quan trọng đối với kinh tế-xã hội của đất nước, có như vậy đời sống nông dân mới ổn định, và nông nghiệp đóng góp nhiều hơn vào phát triển đất nước. Hạn chế thứ hai mà Báo cáo chỉ ra là phát triển công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu CNH-HĐH đất nước. “Chúng ta đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp hóa nhưng đến nay 1 năm sau mốc chúng ta vẫn chưa thành nước CNH”, đại biểu Kim Thúy nhấn mạnh. Đại biểu đề nghị trong nhiệm kỳ tới, Quốc hội xem xét, đánh giá kỹ lưỡng, có chính sách đủ mạnh, Chính phủ cần có giải pháp đột phá để đạt được mục tiêu định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2025, Việt Nam là nước đang phát triển có nền công nghiệp theo hướng hiện đại, thu nhập vượt qua mức trung bình thấp. Hạn chế thứ ba mà đại biểu Kim Thúy nhắc đến là vấn đề kỷ luật, kỷ cương quản lý tài nguyên, đất đai công sản, đầu tư xây dựng cơ bản còn bị buông lỏng ở một số nơi. Báo cáo của Chính phủ đã nêu ra khuyết điểm này là cần thiết, nhưng cần đánh giá đúng mức ở mức độ cao hơn để có giải pháp chấn chỉnh tình trạng này. Đại biểu nêu vấn đề “Báo cáo đặt ra như vậy có nhẹ quá không?” bởi quản lý không chỉ là vấn đề kỷ luật, kỷ cương bị xem nhẹ ở một số nơi mà thực tế có những vi phạm rất nghiêm trọng.

Thứ hai, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy cho rằng có hai hạn chế nghiêm trọng cần nói thêm. Đó là vấn đề quản lý công sản và đất đai khi vẫn còn tình trạng khiếu kiện kéo dài. Đại biểu cho rằng khi một việc xảy ra phổ biến và kéo dài, thì phải tìm nguyên nhân ở cơ chế pháp luật. Một trong những cơ chế dẫn tới tình trạng vi phạm pháp luật, tham nhũng, khiếu kiện dai dẳng về đất đai là những quy định chưa phù hợp, còn bất cập về pháp luật đất đai. Mặc dù nhiệm kỳ qua, Chính phủ đã trình dự thảo luật sửa đổi Luật Đất đai nhưng cũng nhiều lần xin lùi thời gian trình, và cho đến nay vẫn chưa thể trình được dự thảo. Bên cạnh đó, cần chú ý đến tinh minh bạch về thông tin. Theo đại biểu Thúy, ở các nước, bản đồ địa chính đã công khai từ lâu, dân cư đến cơ quan nộp lệ phí là xem được. Hiện nay, công nghệ thông tin phát triển, nên việc thực hiện sẽ thuận tiện hơn, nhưng chúng ta không thực hiện nghiêm túc quy định tại Điều 28, Luật Đất đai về công khai thông tin. Điều này dẫn đến đủ thứ rủi ro mà người thiệt hại lớn nhất là dân, ví dụ như vụ Công ty Địa ốc Alibaba lừa đảo bán dự án "ma". “Nếu hệ thống thông tin tốt thì ai bán đất cho ai, dân chỉ cần lên kiểm tra hệ thống là rõ ngay về pháp lý. Việc thực thi pháp luật kém, có trách nhiệm giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, nhưng trách nhiệm chính vẫn là của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. Tôi mong rằng, Chính phủ nhiệm kỳ mới sẽ có giải pháp và cam kết giải quyết tình trạng này”, đại biểu Kim Thúy nhấn mạnh.

Hạn chế nữa đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy lưu ý là vấn đề kỷ cương. Đại biểu nhắc lại việc xử lý 12 dự án thua lỗ, mặc dù Quốc hội đã liên tục giám sát và nhắc nhở nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành và không biết đến bao giờ mới xử lý dứt điểm. Hay việc thu phí tự động không dừng đến giờ cũng chưa xong và chưa rõ thời gian hoàn thành, và điều đáng lưu ý là không rõ cá nhân nào sẽ chịu trách nhiệm cho những chậm trễ này.

Đại biểu Quách Thế Tản (đoàn Hòa Bình) bày tỏ sự nhất trí cao với báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, đã thực hiện hiệu quả hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, quyền hạn theo hiến pháp quy định và các nghị quyết của Quốc hội.

TỔNG THUẬT: Một Chính phủ có khát vọng vì một Việt Nam hùng cường ảnh 6

Đại biểu Quách Thế Tản (đoàn Hòa Bình)

Trong nhiệm kỳ 2016-2021, Chính phủ đã đạt đượcnhững thành tích đáng tự hào, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng, đối ngoại. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ, Chính phủ đã xây dựng, trình Quốc hội phê duyệt đề án tổng thể về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2021-2020.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có phong cách rất đổi mới, sáng tạo, đi sâu đi sát, gần gũi với nhân dân. Đại biểu mong Chính phủ tiếp tục phát huy và nâng cao hơn nữa những thành quả đã đạt được, từ đó tiến lên thực hiện khát vọng xây dựng quốc gia Việt Nam hùng cường, thịnh vượng vào giữa thế kỷ 21.

Về một số tồn tại hạn chế thời gian qua cần tập trung khắc phục trong thời gian tới, đại biểu đề nghị Chính phủ cần quan tâm hơn nữa trong chỉ đạo các ngành, các cấp, chính quyền địa phương để tiếp công dân, giải quyết kịp thời thấu đáo những kiến nghị chính đáng của công dân. Quốc hội cần tăng cường giám sát hơn nữa về vấn đề này.

Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Chính phủ cần chỉ đạo sát sao hơn nữa việc tổ chức thực hiện hiệu quả Luật Giáo dục 2019; thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; biên soạn, sử dụng sách giáo khoa thiết thực, hiệu quả; quan tâm hơn nữa đến giáo dục toàn diện, nhất là về đạo đức của học sinh trong và ngoài nhà trường, với sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện; thúc đẩy mạnh mẽ giáo dục thường xuyên giáo dục cho người lớn; học tập suốt đời; xây dựng xã hội học tập, phát huy truyền thống quý báu của một đất nước văn hiến, một dân tộc hiếu học.

Chống dịch COVID-19 là thành công then chốt

Đại biểu Ngô Trung Thành (đoàn Đắk Lắk) đánh giá cao kết quả công tác nhiệm kỳ của Chính phủ; mặc dù có nhiều khó khăn thách thức nhưng Chính phủ đã quyết liệt, năng động, sáng tạo, thế và lực đất nước ta hơn 5 năm trước rất nhiều, quy mô nền kinh tế đứng 37 thế giới, trở thành nước có thu nhập trung bình.

Thành công của Chính phủ rất nhiều, nhưng một thành công mang tính kỳ tích, kết tinh của một Chính phủ năng động, sáng tạo, quyết liệt, đó là kỳ tích chống dịch COVID-19. Khi dịch mới bắt đầu bùng phát trên thế giới, thế giới còn loay hoay thì Chính phủ đã nhận diện tình hình, đề ra các giải pháp hết sức kiên quyết với tinh thần chống dịch như chống giặc, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội, huy động sự vào cuộc, đoàn kết của nhân dân.

“Nếu Chính phủ chỉ chần chừ thêm một ít thời gian, thì tình hình đất nước sẽ ra sao? Sức khỏe nhân dân ra sao? Có thể nói đến việc xây dựng đất nước hùng cường được không? Chắc chắn là khó có thể nói như thế nào”, đại biểu nhấn mạnh. Đây là thành công then chốt, duy trì đà tăng trưởng, là cú hích để thực hiện mục tiêu hùng cường vào năm 2045.

Chính phủ nhiệm kỳ tới có rất nhiều việc phải làm. Đại biểu nhắc tới vấn đề bảo đảm vaccine COVID-19 cho người dân, tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” của nông sản Tây Nguyên, kiến nghị xử lý vấn đề sử dụng đất nông lâm trường chưa hiệu quả, lãng phí…

Công thức 5K là một sáng tạo chống dịch của Việt Nam

TỔNG THUẬT: Một Chính phủ có khát vọng vì một Việt Nam hùng cường ảnh 7

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội). Ảnh: VGP

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội): Thành công lớn của Nhà nước nhiệm kỳ qua là đã tạo ra sự ổn định trong toàn xã hội. Trong bối cảnh thế giới phức tạp, Biển Đông chưa bao giờ lặng sóng, dịch giã, thiên tại phức tạp thì việc ổn định xã hội là ko dễ. Nhưng những năm qua, với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, nhất trí và đồng lòng của toàn dân, chúng ta đã tạo được sự ổn định.

Đại biểu bày tỏ đánh giá cao các bộ, ngành đã có nhiều nỗ lực trong lĩnh vực mình quản lý, góp phần vào thành công chung của cả nhiệm kỳ.

“Có thể thấy, Chính phủ đã làm việc rất đều tay trong nhiệm kỳ qua, nỗ lực không để ai bị bỏ lại phía sau”, đại biểu Nguyễn Anh Trí phát biểu, đồng thời bày tỏ cảm động trước hình ảnh “1 vị Tổng Bí thư-Chủ tịch nước tóc bạc trắng nhưng vẫn nặng gánh sơn hà hai vai, trở thành ngọn cờ tập hợp lực lượng” cùng hướng vào hiện thực hóa những mục tiêu phát triển đất nước.

TỔNG THUẬT: Một Chính phủ có khát vọng vì một Việt Nam hùng cường ảnh 8

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn dự kỳ họp. Ảnh: VGP

Đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra rằng, vẫn còn không ít những lãng phí, tham nhũng, còn những cái sai, cái xấu nhưng “chúng ta không lấy đó làm thất vọng vì toàn Đảng, toàn dân vẫn kiên quyết đấu tranh, với phương châm không có vùng cấm”.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí đặc biệt quan tâm đến vấn đề chống dịch COVID-19. Theo đại biểu, công thức 5K mà chúng ta đã và đang áp dụng trong cuộc chiến chống COVID-19 là rất đúng, là một sáng tạo chống dịch của Việt Nam. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị cần đẩy mạnh việc nghiên cứu và sử dụng vaccine để tạo miễn dịch cộng đồng, nhanh chóng ngăn chặn dịch bệnh. Theo đó, cần triển khai nhanh, mạnh hơn nữa việc tiêm vaccine dù vẫn cần thận trọng bởi chúng ta chưa biết hết những tác dụng phụ. Cần động viên cả xã hội, từ các bệnh viên công, bệnh viên tư, thậm chí các tập đoàn tư nhân trong công cuộc nghiên cứu và tiếp cận vaccine tốt nhất, an toàn nhất để đưa vào sử dụng.

Cử tri phấn khởi vì một Chính phủ quyết liệt, vì dân

Đại biểu Đỗ Thị Lan (đoàn Quảng Ninh): Trong nhiệm kỳ qua Chính phủ đã chủ động nắm bắt tình hình, chỉ đạo, điều hành sâu sắc, quyết liệt và đạt nhiều kết quả to lớn, toàn diện trên các lĩnh vực. Đặc biệt công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật được quyết tâm thực hiện, tháo gỡ kịp thời nhiều vướng mắc bất cập, điều chỉnh vấn đề mới đặt ra trong yêu cầu phát triển của đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Chính phủ đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, tổ chức hội nghị toàn quốc về hoàn thiện thể chế, chỉ đạo ra soát văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, xây dựng và trình Quốc hội thông qua 72 luật, sửa đổi nhiều quy định chồng chéo, mâu thuẫn hay những vướng mắc không còn phù hợp với thực tiễn.

TỔNG THUẬT: Một Chính phủ có khát vọng vì một Việt Nam hùng cường ảnh 9

Đại biểu Đỗ Thị Lan (đoàn Quảng Ninh)

Trong thời gian tới, đại biểu đề nghị khắc phục tình trạng của luật ban hành nhưng tính khả thi chưa cao, không đảm bảo các điều kiện thực hiện, hoặc có điểm không còn phù hợp với thực tiễn. Đại biểu nêu cụ thể, Chính phủ cần xây dựng trình Quốc hội thông quan Luật Đất đai sửa đổi nhằm khắc phục bất cập trong quản lý nhà nước về đất công, có cơ chế, chính sách phù hợp để giảm thiểu đơn thư khiếu nại, tố cáo về đền bù giải phóng mặt mặt bằng khi thu hồi đất.

Đại biểu đề nghị Chính phủ đánh giá kết quả thực hiện cơ chế chính sách về tính giá khám chữa bệnh, cơ chế tự chủ bệnh viện công lập, nhằm có các quy định phù hợp với thực tiễn, đồng thời sớm trình Quốc hội các dự án Luật Khám bệnh, Chữa bệnh sửa đổi, Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi; có các giải pháp đồng bộ khắc phục đồng bộ tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai; triển khai chính sách phát triển về giáo dục nghề nghiệp ,phát triển thị trường lao động, tăng cường kết nối cung-cầu đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

TỔNG THUẬT: Một Chính phủ có khát vọng vì một Việt Nam hùng cường ảnh 10

Đại biểu Hà Thị Lan (đoàn Bắc Giang) - Ảnh: VGP

Đại biểu Hà Thị Lan (đoàn Bắc Giang) nhất trí cao với báo cáo của Chính phủ trong nhiệm kỳ vừa qua. Ba đột phá chiến lược được xem là ưu tiên cao của Chính phủ trong nhiệm kỳ, tạo ra nhiều dấu ấn về hoàn thiện thể chế, giải quyết việc làm cho nhân dân... Chính phủ đã cơ cấu lại nền kinh tế năng động hơn, hiệu quả hơn. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế… đã có nhiều đổi mới, đặc biệt trong đại dịch COVID-19 đã huy động được sự ủng hộ của người dân, phát huy được sức mạnh nội sinh của dân tộc. Công tác môi trường, phòng chống tham nhũng được quan tâm thường xuyên, an ninh quốc phòng được giữ vững.

“Cử tri phấn khởi vì một Chính phủ quyết liệt, vì dân”, đại biểu nêu rõ và nhắc tới các điểm sáng như hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng, xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách thủ tục hành chính… “Trong dịch bênh COVID-19, tinh thần đó đã lan tỏa khắp các địa phương”.

TỔNG THUẬT: Một Chính phủ có khát vọng vì một Việt Nam hùng cường ảnh 11

Ảnh: VGP

Tuy nhiên, cử tri vẫn băn khoăn về một số vấn đề trong thủ tục hành chính; nhiều vụ việc người dân vẫn phải làm đơn xin, đơn đề nghị chứ không phải là được phục vụ; vấn đề quản lý đất đai, tài sản công; khai thác cát sỏi lòng sông…

Đặc biệt, vừa qua Chính phủ đã rất quyết liệt trong hoạch định chính sách dân tộc, trình Quốc hội Đề án phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi trong giai đoạn 2021-2030, đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm bố trí nguồn lực để triển khai hiệu quả chương trình này trong thời gian tới.

“Những chuyển biến trong tinh thần phục vụ nhân dân đã được nhân dân ghi nhận, nhưng nhân dân mong tinh thần này tiếp tục được phát huy trong nhiệm kỳ mới”, đại biểu nói.

TỔNG THUẬT: Một Chính phủ có khát vọng vì một Việt Nam hùng cường ảnh 12

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (đoàn Long An)

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (đoàn Long An) bày tỏ một trong những nguyên nhân dấn đến các kết quả nổi bật, toàn diện của Chính phủ trong nhiệm kỳ vừa qua là có sự tin tưởng, đồng lòng của nhân dân. Trong công tác xây dựng pháp luật, thể chế, Chính phủ đã nắm bắt kịp thời, sâu sắc các nhu cầu phát triển của xã hội, tùy tình hình, thời điểm phát sinh mà chủ động ban hành các quy định pháp luật đáp ứng êu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Đại biểu mong muốn Chính phủ trong thời gian tới khi xây dựng các dự án luật cần tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, sâu sắc, cầu thị.

Trong hoạt động chỉ đạo điều hành, Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh phân cấp cho các địa phương trong nhiều lĩnh vực, từ đó phát huy được tính năng động, sáng tạo, tự chủ của chính quyền các cấp nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, hạn chế tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Trung ương.

TỔNG THUẬT: Một Chính phủ có khát vọng vì một Việt Nam hùng cường ảnh 13

Đại biểu Hoàng Văn Cường. Ảnh: VGP

Chuyển đổi số thành công sẽ biến "không thể thành có thể"

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) đánh giá nhiệm kỳ vừa qua rất thành công trên các phương diện, quy mô nền kinh tế vươn lên đứng thứ 4 ASEAN, hệ số tín nhiệm quốc gia được giữ vững, giá trị thương hiệu quốc gia tăng mạnh, Việt Nam được đánh giá là điểm đến hấp dẫn, đời sống người dân không ngừng được cải thiện…

Tuy nhiên, đại biểu nêu ra 3 vấn đề cần quan tâm trong thời gian tới. Thứ nhất, nợ xấu, nợ công giảm mạnh, đây là dư địa để tăng trưởng trong thời gian tới trong bối cảnh phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.

Thứ hai, kết quả nhập siêu tích cực nhưng còn một số vấn đề cần lưu ý như nhập siêu với các nước trong khu vực…

Thứ ba, Chính phủ đã quyết liệt cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm điều kiện kinh doanh, danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành nhưng thành công này đặt ra thách thức lớn cho nhiệm kỳ mới vì không còn nhiều dư địa để cải cách, do đó, cần đột phá thể chế, chuyển đổi phương thức quản lý mạnh mẽ trên cơ sở chuyển đổi số… “Nếu chuyển đổi số thành công thì những kết quả cải cách thể chế sẽ giúp chúng ta biến những điều không thể thành có thể”, đại biểu khẳng định. Đây chính la cơ sở để chuyển từ Chính phủ quản lý sang Chính phủ phục vụ.

TỔNG THUẬT: Một Chính phủ có khát vọng vì một Việt Nam hùng cường ảnh 14

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương). Ảnh: VGP

Bồi đắp văn hóa cần làm mọi lúc, mọi nơi

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cho rằng trong nhiệm kỳ qua, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai các nhiệm vụ. Tuy nhiên, nhìn lại những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế, đại biểu bày tỏ băn khoăn về việc phát triển văn hóa chưa tương xứng với việc phát triển kinh tế, mặc dù đã đầu tư nhiều khoản kinh phí cho việc phát triển văn hóa.

Báo cáo của Chính phủ đã nêu rất rõ các nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. Kết thúc một nhiệm kỳ, mở đầu nhiệm kỳ mới, đại biểu đề nghị có giải pháp tổng thể, hiệu quả để phát triển văn hóa, từ đó huy động sức mạnh to lớn để đưa đất nước vượt qua các khó khăn. “Việc bồi đắp văn hóa là việc cần làm mọi lúc, mọi nơi và không có điểm dừng”.

TỔNG THUẬT: Một Chính phủ có khát vọng vì một Việt Nam hùng cường ảnh 15

Theo đại biểu Đinh Thị Phương Lan (đoàn Quảng Ngãi). Ảnh VGP

Theo đại biểu Đinh Thị Phương Lan (đoàn Quảng Ngãi ), nhiệm kỳ vừa qua, Quốc hội đã thực sự thể hiện sâu sắc hiện thân khối đại đoàn kết dân tộc, nêu cao tinh thần trách nhiệm vì dân, vì nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Xứng đáng với vai trò là vị trí cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đại biểu cho rằng nhiệm kỳ qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã đạt được những thành tựu toàn diện với nhiều kết quả nổi bật về thành tựu kinh tế xã hội, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Thời gian tới chúng ta phải đối diện với tình trạng giá hóa dân số, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế nếu như chúng ta không có những bước chuẩn bị chiến lược, chính sách kịp thời, phù hợp như hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội toàn dân, hỗ trợ những người hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, xây dựng cuộc sống an toàn hạnh phúc. Đây là kỳ vọng lớn lao và đòi hỏi nỗ lực rất lớn. Cùng với phát triển kinh tế, đại biểu cũng đề nghị phải đầu tư tương xứng cho văn hóa, giáo dục để tạo nền tảng phát triển bền vững, toàn diện cho đất nước.

TỔNG THUẬT: Một Chính phủ có khát vọng vì một Việt Nam hùng cường ảnh 16

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội). Ảnh: VGP

Chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội): Chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào với một nhiệm kỳ Chính phủ với nhiều thành tựu ấn tượng. Nhiệm kỳ vừa qua, Chính phủ đã vượt qua mọi khó khăn để khẳng định uy tín của mình. Đại biểu đề nghị Chính phủ quan tâm thêm một số nội dung sau:

Thứ nhất, thưc hiện chủ trương huy động nguồn lực ngoài ngân sách cho phát triển: Quốc hội, Chính phủ đã có ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm phát huy tối đa mọi nguồn lực, đặc biêt là các nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, theo đại biểu, việc huy động vốn thời gian qua chưa thực sự hiệu quả. Đơn cử, nhiều dự án thuộc cao tốc Bắc-Nam, tuyến đường ven biển, một số dự án BOT tại các địa phương… đã phải chuyển từ hình thức đối tác công-tư sang sử dụng 100% vốn Nhà nước.

Theo đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, việc huy động nguồn lực ngoài ngân sách là không dễ dàng, nhưng Chính phủ kiến tạo là Chính phủ phải tạo được sức mạnh tổng hợp, huy động được mọi nguồn lực từ người dân cho phát triển.

Thứ hai, thực hiện phân cấp trong đầu tư công. Nhiệm kỳ qua, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định nhằm phát huy tính tự chủ của địa phương. Tuy nhiên, thực tế, không ít địa phương đưa vào danh sách nhiều dự án chưa phù hợp trong khi nguồn lực có hạn, tạo gánh nặng lớn cho NSNN và ảnh hưởng đến những dự án trọng điểm khác. Do đó, đại biểu đề nghị chấp hành nghiêm Luật Đầu tư công, nếu cần thì Quốc hội nhiệm kỳ mới xem xét sửa đổi. Theo đó, Quốc hội chỉ phê chuẩn danh sách đầu tư công trung hạn và Chính phủ giao Bộ KH&ĐT phân bổ chi tiết, tránh tình trạng giàn trải, manh mún.

Thứ ba là hạch toán ngân sách theo kết quả đầu ra. Theo đó, phải lấy kết quả cụ thể làm thước đo sử dụng ngân sách. Đại biểu đề nghị Quốc hội nhiệm kỳ tới làm rõ chi tiết số lượng dự án, số ngân sách được phân bổ, đã chi bao nhiêu, chi cho những dự án nào…

Thứ tư, về mối quan hệ công tác Quốc hội-Chính phủ, đại biểu bày tỏ đồng ý với nhận định của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân rằng, mối quan hệ công tác này thời gian qua là rất tốt dù có những giai đoạn giữa hai bên có ý kiến, quan điểm khác nhau, thậm chí mâu thuẫn. “Điều đó là bình thường”, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nhấn mạnh và bày tỏ tin tưởng, một Chính phủ chân chính và một Quốc hội vì dân tất yếu sẽ sẽ gặp nhau vì một ngày mai tươi sáng của quốc gia, dân tộc.

TỔNG THUẬT: Một Chính phủ có khát vọng vì một Việt Nam hùng cường ảnh 17

Đại biểu Nguyễn Sĩ Cương (đoàn Ninh Thuận). Ảnh VGP

Đại biểu Nguyễn Sĩ Cương (đoàn Ninh Thuận) đánh giá những thành tựu mà Chính phủ đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua rất to lớn và toàn diện. Ngay từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt đôn đốc các bộ ngành, thực hiện cắt giảm hàng trăm thủ tục hành chính rườm ra, gỡ bỏ các rào cản đang ngáng chân doanh nghiệp. Tôi mong muốn Chính phủ nhiệm kỳ mới sẽ có những giải pháp hữu hiệu thuận lợi cho các doanh nghiệp tục phát triển thuận lợi, đặcbiệt để vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, nhanh chóng phục hồi và phát triển.

Đặt nền móng tiếp theo

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) nhấn mạnh, nhiệm kỳ này, Chủ tịch nước đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đặc biệt, việc Chủ tịch nước kêu gọi cả nước đoàn kết trước đại dịch COVID-19 có ý nghĩa rất cao; đề nghị Chủ tịch nước tiếp tục chỉ đạo công tác cải cách tư pháp.

Trong nhiệm kỳ này, Chính phủ có một số thành công rất quan trọng: Thứ nhất, thực hiện các nhiệm vụ trong nhiệm kỳ; thứ hai, bắt tay khắc phục các khó khăn, tồn tại từ các nhiệm kỳ trước; thứ ba, ứng phó với các tình huống thiên tai, bất lợi; thứ tư, đặt nền móng tiếp theo cho nhiệm kỳ 2021-2026.

Đại biểu nhắc lại những kết quả đạt được, khẳng định đây là thành quả của cả nước, nhưng có công lao rất lớn của Chính phủ.

Tuy nhiên, tình trạng khiếu nại tố cáo còn nhiều; việc giải quyết kiến nghị của cử tri còn hạn chế…

Về nhiệm kỳ tới, đại biểu đề nghị, cần duy trì mạnh mẽ kỷ cương việc xây dựng pháp luật; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm các thủ tục phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; dành sự quan tâm hơn nữa cho công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo; quan tâm xử lý dứt điểm các dự án thua lỗ; tăng cường công tác bảo vệ môi trường, khẩn trương triển khai Đề án trồng mới 1 tỷ cây xanh; có cơ chế thu hút, "quần tụ nhân tài"; xây dựng cơ chế ứng phó với các tình huống bất ngờ...

TỔNG THUẬT: Một Chính phủ có khát vọng vì một Việt Nam hùng cường ảnh 18

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng. Ảnh: VGP

Đại biểu Phạm Thi Minh Hiền (đoàn Phú Yên) bày tỏ thống nhất và đánh giá cao báo cáo nhiệm kỳ mà Thủ tướng trình bày. Đại biểu Hiền gửi gắm hai vấn đề tới Chính phủ nhiệm kỳ tới. Thứ nhất là mong Chính phủ nhiệm kỳ tới dành thời gian rà soát chính sách sử dụng nhân tài bởi vấn đề con người có ý nghĩa quyết định đến năng lực của bộ máy. Theo đại biểu Hiền, bộ máy của chúng ta có hai nhóm chuyên gia: nhóm chuyên gia thông thái và nhóm chuyên gia thông minh. Trong đó, nhóm chuyên gia thông minh nắm bắt tốt lĩnh vực của mình nhưng khi có trở ngại hoặc vướng mắc, họ chỉ muốn giữ “an toàn” trong lĩnh vực quen thuộc của mình. Do đó, khi tư duy hoạt động bị thu hẹp theo lối mòn thì khả năng sáng tạo sẽ không còn. Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền mong muốn Chính phủ kiên quyết xóa bỏ lối mòn tư duy, khuyến khích năng lực sáng tạo, đổi mới của từng cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy.

Vấn đề thứ hai đại biểu Hiền quan tâm là công tác giáo dục. Theo đại biểu Hiền, sự cố xã hội hóa sách giáo khoa thời gian vừa qua “là bài học cay đắng, bài học xương máu cho các nhà quản lý giáo dục”. Điều đáng nói là khi xã hội đã thấy rõ những hậu quả mà nhiều học sinh và gia đình đang phải đối mặt thì vấn đề cá nhân, tổ chức nào phải chịu trách nhiệm cho những sai lầm này lại chưa rõ ràng. Do đó, đại biểu đề nghị “đừng xem trách nhiệm là trái bóng” và Quốc hội, Chính phủ cần có những cơ chế tăng thêm kỷ cương quốc gia.

TỔNG THUẬT: Một Chính phủ có khát vọng vì một Việt Nam hùng cường ảnh 19

Các đại biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP

Ấn tượng sâu sắc với nhiệm kỳ Chính phủ

Là người phát biểu đầu tiên, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp) bày tỏ đồng tình cao với các báo cáo của Chủ tịch nước, Chính phủ.

“Chúng tôi rất ấn tượng với nhưng kết quả mà Chính phủ đạt được trong 5 năm qua, rất ghi nhận sự thẳng thắn của Chính phủ về những tồn tại hạn chế, rất chia sẻ với Chính phủ về những khó khăn, thách thức, ấn tượng rất sâu sắc về một nhiệm kỳ Chính phủ thành công, liêm chính, kiến tạo, hành động phục vụ nhân dân, nói không với tham nhũng, gần dân, sát dân, giải quyết những vấn đề của đời sống, một Chính phủ quyết tâm phục vụ nhân dân.

Chúng tôi rất ấn tượng với những chỉ đạo giải quyết của Thủ tướng Chính phủ khi lắng nghe ý kiến nhân dân, như kiên quyết đóng cửa rừng tự nhiên, không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, thực hiện mục tiêu kép trong năm 2020. Đó là sức mạnh của niềm tin, của lòng tự hào dân tộc”, đại biểu phát biểu.

Tuy nhiên, đại biểu nêu rõ, sự chuyển động chưa đều, vẫn có tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, cơ chế xin cho… Khi một cỗ máy vận hành thì chỉ một chi tiết nhỏ lỡ nhịp thì sẽ ảnh hưởng tới cả cỗ máy. Đại biểu cũng nêu nhiều kiến nghị về nội dung trong nhiệm kỳ tới, “hiểu điều dân muốn, làm điều dân cần”. Khắc phục bệnh hình thức trong đánh giá.

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị các đại biểu tập trung vào một số nội dung thảo luận: Đánh giá công tác tác lãnh đạo, chỉ đạo của Chủ tịch nước; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; những thành tựu, dấn ấn nổi bật của Chủ tịch nước, Chính phủ; những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân, các bài học kinh nghiệm; những phương hướng của Chủ tịch nước, Chính phủ trong nhiệm kỳ tới.

Tại Phiên khai mạc Kỳ họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình bày Báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước. Báo cáo nêu rõ: Kết quả công tác nhiệm kỳ qua của Chủ tịch nước đã góp phần quan trọng cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phát huy truyền thống yêu nước, ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới; quan tâm giải quyết có hiệu quả những vấn đề quốc kế dân sinh và những vấn đề bức xúc trong xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đẩy mạnh công tác cải cách tư pháp, cải cách hành chính; củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; thúc đẩy quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ 2016 - 2021 của Chính phủ nêu rõ: Bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và tình hình thực tiễn, với phương châm "Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân", Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên tất cả các lĩnh vực; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cộng đồng doanh nghiệp. Chính phủ chú trọng xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo đột phá phát triển, huy động, giải phóng mọi nguồn lực, nỗ lực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong ngắn hạn và trung hạn, vừa tạo nền tảng cho phát triển nhanh, bền vững trong dài hạn.

Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, với tinh thần "chống dịch như chống giặc", toàn Đảng, toàn quân và dân ta đã đồng lòng nhất trí, quyết tâm thực hiện "mục tiêu kép": Vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa tập trung phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân.