Tòa nhà trên Phố Wall gần sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) tại New York, Hoa Kỳ (Nguồn: John Taggart / Bloomberg) |
Nghiên cứu hàng năm vừa công bố của Tập đoàn Tư vấn Boston cho biết, những ngân hàng tại Mỹ đã trả phần lớn số tiền phạt đó, tiếp đó là những ngân hàng ở châu Âu và châu Á.
Chỉ tính riêng năm 2016, các ngân hàng đã phải chịu phạt 42 tỷ USD, tăng 68% so với năm 2015.
“Theo quy tắc ứng xử dựa trên sự phát triển, tiền phạt và các hình phạt cùng với chi phí pháp lý và tranh tụng liên quan, vẫn sẽ được tính là một phần của chi phí kinh doanh. Quản lý các chi phí này sẽ tiếp tục là một nhiệm vụ chính của các ngân hàng”, báo cáo cho biết.
Báo cáo cũng nêu rõ, việc gia tăng các quy chế giám sát vẫn sẽ tồn tại mặc dù Tổng thống Trump cam kết sẽ nới lỏng đạo luật Cải cách Tài chính Dodd-Frank năm 2010 do hậu quả từ sự sụp đổ của Ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 của Hoa Kỳ, Lehman Brothers Holdings Inc.
Được biết, số lần sửa đổi quy chế mà các ngân hàng phải theo dõi hàng ngày đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 2011, lên mức trung bình 200 lần sửa đổi quy chế/ngày.
“Quy chế sẽ được tăng thêm đều đặn. Chúng tôi dự báo xu hướng này sẽ tiếp diễn bất chấp sự thay đổi trên chính trường của Mỹ”, báo cáo cho biết.
Gần 10 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính, ngành ngân hàng vẫn chưa hoàn toàn hồi phục. Mặc dù, trong năm 2015, lợi nhuận từ các công ty tài chính và ngân hàng đã đạt 167 tỷ USD, đánh dấu năm thứ 5 tăng trưởng liên tiếp. Tuy nhiên, nếu tính từ giai đoạn 2009 - 2015 thì ngành này đã lỗ 9 tỷ bảng Anh.
Trong đó, các ngân hàng châu Âu cũng không đạt lợi nhuận nào trong quãng thời gian đó. Chỉ có các ngân hàng của Mỹ báo lãi trong 3 năm gần đây. Tuy nhiên, các ngân hàng ở châu Á Thái Bình Dương, Nam Mỹ, Trung Đông và châu Phi lại liên tục có lãi trong quãng thời gian này.