WB: Nhiều quốc gia "mắc kẹt" trong vòng xoáy giá lương thực

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Theo báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB), giá các mặt hàng lương thực đã tăng vọt ở nhiều nước đang phát triển kể từ khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine bùng nổ, trong khi một số nước giàu có hơn cũng bị "mắc kẹt" trong vòng xoáy này.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet

WB cho biết, cuộc xung đột tại Đông Âu ảnh hưởng đến nhiều quốc gia đang phát triển với giá lương thực sẽ tăng hơn 1% GDP hằng năm, trong khi những quốc gia khác có khả năng rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ.

WB đánh giá Liban chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau vụ nổ kho ngũ cốc ở cảng Beirut cách đây 2 năm, làm tê liệt khả năng dự giữ và phân phối ngô và lúa mỳ cho 6,8 triệu dân của nước này. Lạm phát lương thực tại đây tăng vọt lên mức 332% trong nửa đầu năm nay, cao hơn mức tăng 255% của Zimbabwe và 155% của Venezuela. Thổ Nhĩ Kỳ đứng thứ 4 với tỷ lệ lạm phát lương thực là 94%.

Tuần trước, Bangladesh đã kêu gọi Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hỗ trợ tài chính trong bối cảnh chi phí thực phẩm và năng lượng nhập khẩu tăng cao đe dọa làm suy yếu tài chính của các nước Nam Á.

Sri Lanka cũng đã đề nghị một gói cứu trợ từ IMF sau khi hết tiền mặt để mua các mặt hàng nhập khẩu quan trọng. Trong khi đó, IMF đã khôi phục gói cứu trợ trị giá 6 tỷ USD cho Pakistan vào tháng 6.

Giá lương thực thấp đã tạo nền tảng cho tăng trưởng toàn cầu trong những thập niên gần đây, bù đắp chi phí cao cho các nước đang phát triển trong việc trả nợ và nhập khẩu nhiên liệu.

Tuy nhiên, WB cho biết, giá lương thực tăng mạnh trong những tháng gần đây đang ảnh hưởng đến hầu hết các nền kinh tế, bao gồm cả những nước có thu nhập tương đối cao.

Theo WB, tỷ lệ các nước thu nhập cao hứng chịu lạm phát tăng mạnh cũng gia tăng, với khoảng 78,6% số nước này ghi nhận giá lương thực tăng vọt. Các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất là ở châu Phi, Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Nam Á, châu Âu và Trung Á.

Tin cùng chuyên mục