10 đại án sẽ xét xử năm 2020

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo năm nay tập trung xét xử sơ thẩm 10 vụ án nghiêm trọng, phức tạp trong đó có 4 vụ xảy ra tại TP HCM.
4 vụ đại án xảy ra tịa TPHCM có Tham ô tài sản tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn. Ảnh Internet
4 vụ đại án xảy ra tịa TPHCM có Tham ô tài sản tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn. Ảnh Internet

Bốn vụ gồm: Vi phạm các quy định về quản lý đất đai xảy ra tại Tổng Công ty bia rượu nước giải khát (Sabeco); Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí liên quan dự án 8-12 Lê Duẩn; Vi phạm các quy định về quản lý đất đai; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty Hải Thành, Quân chủng Hải Quân và Tham ô tài sản tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn.

6 vụ còn lại gồm: Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Cổ phần hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB) trong Dự án xây dựng nhà máy Ethanol Phú Thọ; Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Dự án cải tạo và mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên; Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng xảy ra tại Ngân hàng Phương Nam (Sacombank); Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi...

Sáng nay, tại phiên họp thứ 17 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng sáng 15/1, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng ban chỉ đạo Nguyễn Phú Trọng yêu cầu năm 2020, Ban chỉ đạo tập trung chỉ đạo kết thúc điều tra 21 vụ án; kết thúc xác minh, xử lý 21 vụ việc; truy tố 23 vụ án; xét xử sơ thẩm 29 vụ án, xét xử phúc thẩm 7 vụ án. Trong số này có 10 vụ án nghiêm trọng, phức tạp nêu trên.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý các cơ quan cần chấn chỉnh, đấu tranh đẩy lùi tư tưởng lo ngại việc đẩy mạnh phòng chống tham nhũng sẽ "làm chậm sự phát triển", làm "hạn chế sức sáng tạo, dám nghĩ, dám làm", "nhụt chí", "làm cầm chừng", "phòng thủ" trong một bộ phận cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng XII đến nay, hơn 90 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý đã bị thi hành kỷ luật, trong đó có 21 Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng (2 Ủy viên Bộ Chính trị), 22 sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang, theo báo cáo tại phiên họp.

Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch tài sản giá trị gần 24.000 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục