Ảnh: Tường Lâm |
Thứ nhất là nâng cao hiệu quả tham gia các thể chế tài chính tiền tệ ngân hàng khu vực và quốc tế (TCTCNHQT). Trong đó, tham gia tích cực vào các hoạt động, xây dựng chính sách, sáng kiến, chương trình tăng vốn, cơ cấu lại và cải cách của các tổ chức này nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam tại các TCTCNHQT, tiến tới có được các vị trí chủ chốt như Giám đốc điều hành hoặc Giám đốc điều hành phụ khuyết tại các tổ chức này.
Thứ hai là tăng hiệu quả sử dụng các nguồn hỗ trợ từ các TCTCNHQT, đẩy mạnh tư vấn chính sách và tận dụng hợp tác kỹ thuật cho phát triển kinh tế. Có kế hoạch và chiến lược tiếp cận với các nguồn vốn kém ưu đãi, thương mại và khai thác các sản phẩm khác phù hợp với vị thế của Việt Nam là nước có thu nhập trung bình; tăng cường hiệu quả sử dụng các nguồn lực phát triển.
Thứ ba là tiếp cận, tham gia có chọn lọc vào các TCTCNHQT và sáng kiến thiết lập khuôn khổ hợp tác tài chính mới.
Hiện nay, Việt Nam đang là thành viên của 6 TCTCNHQT, bao gồm: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Quốc tế (IIB), Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC) và mới đây nhất là Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) với tư cách thành viên sáng lập. Việc Việt Nam tham gia vào các TCTCNHQT sẽ góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sự phát triển sâu rộng của các quan hệ kinh tế tài chính quốc tế, thúc đẩy tự do hóa thương mại, đầu tư, thông tin, lao động… tạo cơ hội cho Việt Nam tận dụng được thị trường thế giới, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất – kinh doanh để phát triển kinh tế - xã hội.