4 tháng đầu năm 2025, doanh thu từ vận tải của Hà Nội tăng gần 19%

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Tính chung 4 tháng đầu năm 2025, doanh thu toàn ngành vận tải của Hà Nội đạt 83,6 nghìn tỷ đồng, tăng 18,7% so với cùng kỳ.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2025, doanh thu toàn ngành vận tải của Hà Nội đạt 83,6 nghìn tỷ đồng
Tính chung 4 tháng đầu năm 2025, doanh thu toàn ngành vận tải của Hà Nội đạt 83,6 nghìn tỷ đồng

Theo đó, vận tải hành khách đạt 8,4 nghìn tỷ đồng, tăng 17,3%; vận tải hàng hóa đạt 33,9 nghìn tỷ đồng, tăng 13,1%; hoạt động hỗ trợ vận tải đạt 36,2 nghìn tỷ đồng, tăng 24,7% và dịch vụ bưu chính, chuyển phát đạt 5,1 nghìn tỷ đồng, tăng 18,9%.

Tổng doanh thu từ hoạt động vận tải, hỗ trợ vận tải và bưu chính, chuyển phát trong tháng 4 của Hà Nội ước đạt 21 nghìn tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.

Đặc biệt, trong tháng 4, nhằm phục vụ tốt nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp nghỉ Lễ kéo dài từ ngày 25/4 - 5/5/2025, thành phố Hà Nội đã chủ động chỉ đạo các đơn vị vận tải chuẩn bị đầy đủ phương án, phương tiện, đảm bảo an toàn, thuận tiện và không để xảy ra tình trạng ùn ứ tại các điểm giao thông trọng yếu.

Ba bến xe lớn của Thủ đô gồm Giáp Bát, Gia Lâm và Mỹ Đình đã được bố trí tăng cường thêm tổng cộng 625 xe, nâng cao năng lực phục vụ gấp từ 3 đến hơn 3,5 lần so với ngày thường. Cụ thể, bến xe Giáp Bát phục vụ khoảng 20 nghìn lượt khách/ngày (tăng 3,5 lần), bến xe Gia Lâm 8 nghìn lượt khách/ngày (tăng 3 lần) và bến xe Mỹ Đình 22 nghìn lượt khách/ngày (tăng hơn 3,5 lần).

Với hệ thống xe buýt nội đô, Thành phố đã tăng cường 38 tuyến xe buýt nhằm hỗ trợ người dân di chuyển trong các ngày cao điểm. Hai tuyến đường sắt đô thị là Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - Ga Hà Nội duy trì hoạt động liên tục với tần suất 10 phút/chuyến. Ngành Đường sắt cũng tăng chuyến, mở bán vé từ sớm và bố trí nhân lực phục vụ tại ga cũng như trên các chuyến tàu. Trong khi đó, các hãng hàng không trong nước thực hiện tổng cộng 7.536 chuyến bay, cung ứng 1,5 triệu ghế, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2024.

Tin cùng chuyên mục