Từ năm 2018 đến nay, Alphanam E&C được công bố trúng khoảng 17 gói thầu trong lĩnh vực xây lắp điện với tổng giá trúng thầu hàng trăm tỷ đồng. Ảnh minh họa: Hoài Tâm |
Dấu ấn tại một số gói thầu
Để được lựa chọn thực hiện gói thầu trên, Alphanam E&C đã vượt qua 5 nhà thầu khác là Công ty CP Xây lắp điện 1; Tổng công ty CP Xây dựng điện Việt Nam; Công ty CP Xây lắp và Dịch vụ sông Đà; Tổng công ty Lắp máy Việt Nam; Công ty TNHH MTV Xây lắp điện 4 với giá dự thầu cạnh tranh nhất.
Dữ liệu của Báo Đấu thầu cho thấy, từ năm 2018 đến nay, Alphanam E&C được công bố trúng khoảng 17 gói thầu trong lĩnh vực xây lắp điện với tổng giá trúng thầu hàng trăm tỷ đồng. Một số gói thầu điển hình như: Gói thầu 09 Cung cấp và xây dựng lắp đặt vật tư thiết bị toàn trạm, bao gồm tính toán trị số chỉnh định rơle, lập phương thức đóng điện, vận hành và xử lý sự cố, hệ thống camera giám sát, phòng cháy chữa cháy, thuộc Dự án Trạm 110kV Hữu Thạnh 2 và đường dây đấu nối tỉnh Long An với giá trúng thầu gần 91,59 tỷ đồng (giảm 3,1% so với giá gói thầu); Gói thầu số 9 Xây lắp trạm, bao gồm vận chuyển vật tư thiết bị nhất thứ đến công trường (không bao gồm công tác lắp đặt máy biến áp và thí nghiệm hiệu chỉnh phần nhất thứ + nhị thứ) thuộc Dự án Trạm biến áp 220kV Cam Ranh với giá trúng thầu 72 tỷ đồng (giảm 0,062% so với giá gói thầu); Gói thầu số 7 Xây lắp trạm, bao gồm vận chuyển vật tư thiết bị nhất thứ đến công trường với giá trúng thầu gần 80 tỷ đồng…
Doanh thu và lợi nhuận trước thuế bình quân 3 năm gần đây (2018 - 2020) của Anphanam E&C lần lượt đạt 1.071 tỷ đồng và 24,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, dòng tiền kinh doanh của Alphanam E&C luôn ở trạng thái âm.
Ngoài ra, Alphanam E&C cũng là nhà thầu cung cấp thiết bị cho nhiều dự án ngành điện khác. Đơn cử như Gói thầu 02/TB-CJ Cung cấp thiết bị hệ thống nhất thứ, nhị thứ, tự dùng trạm 110kV, đường dây đấu nối, Nhà máy Điện mặt trời Cư Jút, tỉnh Đăk Nông quy mô 16 tỷ đồng; Gói thầu số TB 02 Mua sắm, vận chuyển máy biến áp 110kV cho các trạm biến áp 110kV: Gia Lương, Sông Công, Lục Nam, Hoằng Hóa, Phú Lương quy mô hơn 70 tỷ đồng…
Áp lực nợ lớn
Anphanam E&C được thành lập vào tháng 8/1995, hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện và vật liệu điện, xây lắp các công trình điện. Công ty hiện có vốn điều lệ 252 tỷ đồng.
Về hoạt động kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận trước thuế bình quân 3 năm gần đây (2018 - 2020) của Anphanam E&C lần lượt đạt 1.071 tỷ đồng và 24,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, dòng tiền kinh doanh của Alphanam E&C luôn ở trạng thái âm. Cụ thể, từ năm 2018 - 2020, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty lần lượt âm 51,8 tỷ, 416 tỷ và 3,7 tỷ đồng.
Kết thúc 9 tháng đầu năm, Công ty ghi nhận 1.360 tỷ đồng doanh thu, tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế đạt 13,3 tỷ đồng, gấp 3,7 lần. Tính đến cuối tháng 9/2021, tổng tài sản của Alphanam E&C ở mức 1.637 tỷ đồng. Trong đó, nợ phải trả ở mức 1.300 tỷ đồng, gấp 3,8 lần vốn chủ sở hữu (khoản phải trả người bán là 455,3 tỷ đồng và nợ vay ngắn hạn là 571,5 tỷ đồng). Số dư tiền và các khoản tương đương tiền chỉ khoảng 3,2 tỷ đồng.
Ngày 14/10, HĐQT Công ty đã thông qua phương án vay vốn với hạn mức 500 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) để bổ sung vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh.
Điều này cho thấy những rủi ro về khả năng thanh toán lãi vay, các khoản nợ vay ngắn hạn hay nợ dài hạn đến hạn của Alphanam E&C, thậm chí có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển bền vững của Công ty.