Cách nào tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp?

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa được hưởng lợi từ việc cơ cấu thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ. Bên cạnh đó, yêu cầu bắt buộc về tài sản bảo đảm cũng gây khó cho doanh nghiệp khi tiếp cận vốn. Do đó, nhiều ý kiến đề xuất cần có đường dây nóng để tiếp nhận và giải quyết kịp thời vướng mắc của doanh nghiệp, đồng thời phát huy vai trò của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn khi không có tài sản bảo đảm. Ảnh minh họa: Nhã Chi
Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn khi không có tài sản bảo đảm. Ảnh minh họa: Nhã Chi

Thông tư 14/2021/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi Covid-19 được ban hành kịp thời. Tuy nhiên, ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho biết, rất nhiều hội viên chưa hưởng lợi từ chính sách này. Nguyên nhân là việc thực hiện chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng, việc hỗ trợ cho DN bị chậm trễ bởi sự đắn đo của ngân hàng.

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đề xuất thiết lập “đường dây nóng” của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tại địa phương hay UBND tỉnh, thành tiếp nhận thông tin từ DN và hỗ trợ làm việc với ngân hàng.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các gói vay lãi suất 0% hoặc lãi suất thấp trong thời hạn từ 3 đến 6 tháng để hỗ trợ DN trả lương cho người lao động trong giai đoạn khôi phục kinh tế cần được triển khai mạnh mẽ. Việc mở rộng diện xem xét vay tín chấp đối với các DN không có tài sản bảo đảm cũng cần tính đến vì đây là khó khăn chính về mặt thủ tục của các cơ sở kinh doanh khi tiếp cận tín dụng.

Từ góc độ khác, TS. Phạm Huy Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam đề xuất, cần phát huy vai trò của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV để xử lý điểm nghẽn vay vốn tại các ngân hàng thương mại. Cần rà soát lại điều kiện DN được bảo lãnh theo hướng “thoáng” hơn điều kiện vay vốn từ ngân hàng, phối hợp với ngân hàng tăng cường thẩm định tính hiệu quả của phương án, dự án vay vốn, tăng cường kiểm tra sau khi cấp bảo lãnh cho DN vay vốn, đảm bảo rằng DN được bảo lãnh vay vốn sẽ trả nợ gốc và lãi vay đủ, đúng hạn cho ngân hàng.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, cần đẩy mạnh hơn nữa việc cho phép DN, hợp tác xã được giãn nợ, cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn giảm phí, không phạt trả chậm tín dụng, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 để có thêm thời gian phục hồi trả nợ và khắc phục nợ xấu.

Bên cạnh đó, các gói vay lãi suất 0% hoặc lãi suất thấp trong thời hạn từ 3 đến 6 tháng để hỗ trợ DN trả lương cho người lao động trong giai đoạn khôi phục kinh tế cần được triển khai mạnh mẽ. Việc mở rộng diện xem xét vay tín chấp đối với các DN không có tài sản bảo đảm cũng cần tính đến vì đây là khó khăn chính về mặt thủ tục của các cơ sở kinh doanh khi tiếp cận tín dụng.

Từ góc độ cơ quan quản lý, ông Phạm Thanh Hà, Phó Thống đốc NHNN cho biết, từ năm ngoái đến nay, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ với định hướng bảo đảm thanh khoản cho nền kinh tế, các tổ chức tín dụng và cho các DN.

NHNN đã kịp thời hỗ trợ DN với các thông tư quy định về gia hạn trả nợ, chưa chuyển nhóm nợ với điều kiện ngân hàng phải đánh giá khả năng trả nợ của DN trong tương lai, miễn giảm lãi suất cho khoản vay cũ và mới… Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức trong việc điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới. Theo đó, lạm phát là mối lo của rất nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Thêm vào đó, việc hỗ trợ DN trong cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, nếu thanh khoản thị trường và nguồn lực của ngân hàng được duy trì tốt thì vẫn có cơ hội tiếp tục hỗ trợ DN và nền kinh tế.

Tin cùng chuyên mục