Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng: Gói cứu trợ hiệu quả cho doanh nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Cải cách hành chính trong những lĩnh vực quan trọng như đầu tư – xây dựng – đất đai – môi trường có tác dụng tích cực không kém một “gói cứu trợ” cho doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn bởi đại dịch. Chương trình này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí, giúp giải phóng nhiều nguồn lực quốc gia đang bị tắc nghẽn, đình trệ, giúp các dòng vốn đầu tư cả công và tư nhanh chóng đi vào hoạt động, giúp tạo đà để nền kinh tế chúng ta bứt phá nhanh hơn trong giai đoạn sắp tới.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại hội nghị
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại hội nghị

Đó là quan điểm của nhiều chuyên gia, hiệp hội, doanh nghiệp tại Hội nghị đối thoại doanh nghiệp “Cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng và lĩnh vực liên quan” do Bộ Xây dựng phối hợp Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sáng 26/11/2021.

Đã cắt giảm, đơn giản nhiều thủ tục

Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, từ năm 2014 đến nay, Chính phủ đã liên tục ban hành và triển khai thực hiện các Nghị quyết thường niên về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Trong nhiều nhiệm vụ của các bộ, ngành Trung ương và địa phương được giao trong các Nghị quyết, Bộ Xây dựng được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan cải thiện chỉ số Cấp phép xây dựng – là một trong các chỉ số được Ngân hàng Thế giới đo lường, đánh giá và xếp hạng môi trường kinh doanh của một nền kinh tế.

Thực hiện nhiệm vụ này, thông qua công tác xây dựng và hoàn hiện thể chế, Bộ Xây dựng đã thực hiện đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo sự chủ động cho người quyết định đầu tư, chủ đầu tư trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng; bãi bỏ, đơn giản hóa, tích hợp nhiều thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng, bãi bỏ nhiều ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; cũng như cắt giảm, đơn giản hóa số lượng lớn các điều kiện đầu tư kinh doanh.

Riêng trong 10 tháng đầu năm 2021, đã bãi bỏ 3 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; cắt giảm, đơn giản hóa 59/172 điều kiện đầu tư kinh doanh đối với 9 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (đạt 34,3%); cắt giảm, đơn giản hóa 9 thủ tục hành chính; cắt giảm yêu cầu, điều kiện đối với một số đối tượng khi thực hiện hoạt động xây dựng trong 3 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; tích hợp, thay thế 5 Nghị định, 7 Thông tư vào 2 Nghị định.

Gần đây nhất, Bộ Xây dựng đã tham mưu, trình và được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 1936/QĐ-TTg ngày 22/11/2021 phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng trong năm 2021 và năm 2022. Thực hiện thành công Phương án này hứa hẹn tạo ra các hỗ trợ thực chất nhất cho doanh nghiệp ngành Xây dựng, tạo ra sự đột phá trong nâng cao Chỉ số cấp phép xây dựng của Ngành năm 2021, 2022.

VCCI khuyến nghị nhiều giải pháp tiếp tục cải cách TTHC trong năm 2022, trong đó có xây dựng một bộ chỉ số đánh giá mức độ thuận lợi của việc thực hiện TTHC đầu tư – đất đai – xây dựng – môi trường ở cấp tỉnh.

VCCI khuyến nghị nhiều giải pháp tiếp tục cải cách TTHC trong năm 2022, trong đó có xây dựng một bộ chỉ số đánh giá mức độ thuận lợi của việc thực hiện TTHC đầu tư – đất đai – xây dựng – môi trường ở cấp tỉnh.

Dư địa cải thiện vẫn còn rất lớn

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nhận định, dù đã đạt được những kết quả nhất định trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện Chỉ số cấp phép xây dựng và cải thiện môi trường đầu tư kinh, doanh của Ngành, Bộ Xây dựng vẫn luôn nhận thức rằng thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng vẫn phải tiếp tục được cải cách và dư địa cải cách vẫn còn rất lớn.

Kết quả báo cáo Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư – đất đai – xây dựng – môi trường từ kết quả khảo sát doanh nghiệp năm 2020 của VCCI được công bố trong hội nghị đối thoại cho thấy doanh nghiệp vẫn phản ánh còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc khi triển khai dự án liên quan tới nhiều lĩnh vực thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI, Báo cáo là trải nghiệm trực tiếp của gần 2000 doanh nghiệp có thực hiện hoạt động xây dựng công trình trong 2 năm gần nhất, trong số gần 10.200 doanh nghiệp phản hồi khảo sát của VCCI. Theo kết quả khảo sát, trong số 10 nhóm thủ tục được đánh giá, hai thủ tục dễ thực hiệ nhất với các doanh nghiệp là kết nối cấp, thoát nước và kết nối, cấp điện. Trong khi đó, doanh nghiệp còn gặp khó khăn nhất định khi tiến hành các thủ tục về đất đai, giải phóng mặt bằng và thủ tục quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị với tỷ lệ doanh nghiệp gặp trở ngại ở hai nhóm thủ tục này lần lượt là 50% và 48% - cao nhất trong các thủ tục được đánh giá. Các thủ tục về thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế xây dựng, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy, quyết định chủ trương đầu tư có trên 40% DN được hỏi gặp trở ngại…

6/10 nhóm thủ tục chưa thấy sự cải thiện so với năm trước, trong đó cần chú ý hơn đến các nhóm thủ tục gồm “thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy”, “thẩm định báo cáo đánh gái tác động môi trường”, “thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế xây dựng”.

Tỷ lệ doanh nghiệp dân doanh gặp khó khă khi thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cao hơn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở 6/10 thủ tục hành chính được khảo sát...

VCCI khuyến nghị nhiều giải pháp tiếp tục cải cách TTHC trong năm 2022, trong đó có xây dựng một bộ chỉ số đánh giá mức độ thuận lợi của việc thực hiện thủ tục hành chính đầu tư – đất đai – xây dựng – môi trường ở cấp tỉnh.

Nhận định giải pháp về cải cách thủ tục hành chính như là gói hỗ trợ phục hồi nền kinh tế không tốn kém, đem lại hiệu quả bền vững dài hạn, bà Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương - CIEM) đề xuất không chỉ dừng lại cắt giảm thủ tục hành chính mà thực hiện cắt bỏ điều kiện kinh doanh tạo ra thủ tục hành chính đó, sẽ cải cách sâu hơn, gốc rễ hơn. Đồng thời phải tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện TTHC qua một đầu mối, thực hiện thủ tục điện tử một cách thực chất…

Tin cùng chuyên mục