Cần chính sách nhất quán, để gỡ khó cho nhà đầu tư BOT

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Dự án BOT cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 19 đoạn qua tỉnh Bình Định và tỉnh Gia Lai có tổng mức đầu tư 1.460 tỷ đồng, được tổ chức thu phí hoàn vốn từ ngày 1/6/2016.
Ông Nguyễn Đăng Thuận, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty 36

Ông Nguyễn Đăng Thuận,

Phó Tổng giám đốc Tổng công ty 36

Đến nay đã hơn 5 năm triển khai thu phí nhưng Nhà đầu tư không được tăng giá vé theo lộ trình đã ghi trong hợp đồng là 3 năm 1 lần (tăng 18%). Trong quá trình vận hành Dự án, Nhà nước liên tục ban hành nhiều chính sách miễn, giảm đối tượng thu phí, khống chế việc tăng giá vé tại các trạm thu phí nên doanh thu thực tế của Dự án không đạt so với phương án tài chính trong hợp đồng (chỉ đạt khoảng 60 - 70% doanh thu theo phương án tài chính). Theo phương án tài chính ban đầu, thời gian dự kiến thu phí hoàn vốn Dự án là 21 năm nhưng với thực tế doanh thu hiện nay, thời gian hoàn vốn Dự án đã tăng lên khoảng 37 năm.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Giao thông vận tải), Bộ Tài chính, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách làm ảnh hưởng đến phương án tài chính hoàn vốn Dự án, nhưng ngân hàng thương mại cho vay vốn thực hiện dự án BOT không triển khai các thủ tục, thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho Nhà đầu tư. Nghĩa là ngân hàng vẫn thu nợ cả gốc và lãi tại dự án BOT theo phương án tài chính ban đầu.

Đặc biệt, tại Dự án BOT cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 19, thời hạn Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) cho Nhà đầu tư vay vốn hoàn nợ là 13 năm. Tính đến thời điểm hiện tại, Nhà đầu tư đã phải bù lỗ tại Dự án BOT này khoảng 220 tỷ đồng do phương án tài chính bị thâm hụt, mà nguyên nhân chính là do nhiều yếu tố khách quan và thay đổi chính sách. Nhà đầu tư đề nghị Chính phủ, các cơ quan chức năng phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại thực hiện giãn nợ, duyệt phương án cơ cấu thời hạn trả nợ cho các dự án BOT.

Tin cùng chuyên mục