Ông Trần Vũ Quang, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC |
Nguyên nhân chủ yếu do sự chồng chéo giữa các quy định của pháp luật khiến cho việc chấp thuận đầu tư dự án gặp nhiều khó khăn. Công tác giải phóng mặt bằng gặp không ít vướng mắc, bất cập dẫn đến khiếu kiện về đất đai kéo dài. Hơn nữa, sự mất cân đối về cung - cầu khiến cho giá đất tăng cao quá khả năng chi trả của đa số người dân, làm cho người dân ngày càng khó có cơ hội sở hữu nhà ở. Hiện nay, các chủ đầu tư và người mua nhà đều khó tiếp cận với nguồn tín dụng từ ngân hàng.
Để thị trường BĐS phát triển lành mạnh, trước hết cần phải điều chỉnh các quy định của pháp luật để tạo sự thống nhất, tương hỗ giữa các luật: Đất đai, Xây dựng, Quy hoạch, Đầu tư, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản…, tạo nên hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch cho hoạt động đầu tư và kinh doanh BĐS. Bên cạnh đó, cần nâng cao tính minh bạch, công khai, công bằng trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, bảo vệ quyền lợi hợp lý của người dân có đất bị thu hồi. Phía nhà đầu tư cần cơ cấu các sản phẩm BĐS phù hợp với nhu cầu của đại đa số người dân, ưu tiên phát triển mô hình nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ… để tạo cơ hội sở hữu nhà ở cho người dân có thu nhập trung bình và thấp. Phía Nhà nước cần xây dựng chính sách tín dụng cho thị trường BĐS theo hướng cởi mở và linh hoạt, giúp doanh nghiệp và người dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách… Ngoài ra, cần tạo điều kiện để thu hút thêm các nguồn vốn khác tham gia vào thị trường BĐS như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, kiều hối…