Cần tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong phát triển hợp tác xã

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - So với nhiều nước trên thế giới, việc tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng thương mại cũng như các nguồn vốn ưu đãi khác của các hợp tác xã Việt Nam còn nhiều khó khăn. Thiếu vốn khiến hợp tác xã gặp điểm nghẽn về tài chính, mất khả năng cạnh tranh do năng lực sản xuất yếu, bó hẹp quy mô sản xuất. Trên thực tế, nhiều hợp tác xã tại Việt Nam vẫn khó tiếp cận các nguồn lực cho vay ưu đãi và bản thân các nguồn lực này cũng hạn hẹp so với nhu cầu của họ.
Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Steil

Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Steil

Bên cạnh đó, theo tôi, điểm nghẽn thứ hai của hợp tác xã là trình độ quản lý, năng lực vận hành của cán bộ rất hạn chế, nhiều người làm việc kiêm nhiệm và thiếu chuyên nghiệp. Do năng lực hạn chế, các cán bộ khó nắm bắt, vận dụng được các chính sách ưu đãi của Nhà nước cũng như điều hành hợp tác xã theo đúng luật, đáp ứng được quy luật canh tranh thị trường.

Trong lĩnh vực đấu thầu, dù Luật Đấu thầu tạo cơ hội bình đẳng cho các tổ chức, cá nhân tham gia, nhưng hợp tác xã hầu như chỉ tiếp cận được các gói thầu rất nhỏ. Chính vì thế, tìm cách tháo gỡ khó khăn cho hợp tác xã, giúp họ vươn lên và phát triển bền vững là việc cần nhiều nỗ lực trong thời gian tới đây.

Giải pháp không gì khác là phải tăng cường đào tạo, tập huấn để nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho cán bộ hợp tác xã. Bên cạnh đó, Nhà nước phải có chính sách, cơ chế để tăng cường nguồn lực ưu đãi cho hợp tác xã, dành nhiều hơn nữa nguồn tín dụng, mở rộng các kênh và đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm tạo cơ hội cho họ tiếp cận nguồn vốn vay một cách dễ dàng.

Hiện nay, số lượng hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam chiếm phần lớn. Tôi cho rằng, Việt Nam có thể phát triển hợp tác xã ở nhiều lĩnh vực khác như: chế tạo máy, công nghệ sạch, dịch vụ tài chính, đặc biệt là lĩnh vực du lịch - thế mạnh rất lớn và đầy tiềm năng của các bạn.

Tin cùng chuyên mục