Đề ra giải pháp khả thi nhất để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Qua 8 tháng đầu năm 2021, giải ngân vốn đầu tư công mới được hơn 40% kế hoạch. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giải ngân năm nay chậm hơn cùng kỳ năm trước, trong đó có những nguyên nhân mang tính đặc thù của năm 2021.
Qua 8 tháng đầu năm 2021, giải ngân vốn đầu tư công mới được hơn 40% kế hoạch. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Qua 8 tháng đầu năm 2021, giải ngân vốn đầu tư công mới được hơn 40% kế hoạch. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Theo số liệu của Bộ Tài chính, dự kiến giải ngân vốn ngân sách nhà nước đến 31/8/2021 là 187.285,01 tỷ đồng, đạt 40,6% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, giảm so với cùng kỳ năm 2020 (46,41%), trong đó vốn trong nước đạt 44,7% (cùng kỳ năm 2020 là 50,02%), vốn nước ngoài đạt 7,94% (cùng kỳ năm 2020 đạt 21,26%). Có 10 bộ và 33 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên mức trung bình của cả nước, trong đó, một số bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân cao như Quảng Ninh, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bình Phước, TP. Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nam, Thanh Hóa,… Trong khi có 4 bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân kế hoạch vốn và có 3 bộ, cơ quan trung ương đã giải ngân nhưng tỷ lệ giải ngân dưới 1%.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định tiến độ giải ngân 8 tháng đầu năm chậm hơn so với cùng kỳ năm 2020 do đặc thù của năm 2021 là năm đầu tiên triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025; một số nhiệm vụ, dự án khởi công mới chỉ được giao kế hoạch sau khi Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được thông qua. Năm 2021 là năm tổ chức nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, việc kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền các cấp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chỉ đạo điều hành tại một số nơi. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn NSNN là do dịch bệnh covid-19 diễn biến rất phức tạp, xuất hiện nhiều biến thể mới với tốc độ lây lan nhanh, trải rộng trên hầu hết các tỉnh, thành phố, khả năng khống chế khó khăn hơn nhiều so với năm 2020, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống đại dịch, làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư công. Công tác tác triển khai phòng, chống dịch bệnh tại một số địa phương còn thiếu thống nhất, có nơi ban hành quy định cứng nhắc làm ảnh hưởng đến việc lưu thông hàng hóa, nguyên vật liệu xây dựng, chậm tiến độ triển khai dự án. Hầu hết các công trình xây dựng tại khu vực có nguy cơ cao (vùng đỏ) và một số công trình ở các địa phương đang thực hiện Chỉ thị 15/CT-TTg và 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ phải tạm dừng thi công.

Bên cạnh đó, giá các vật liệu xây dựng trên thị trường tăng mạnh tác động trực tiếp đến chi phí của doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công dự án...

Với quyết tâm phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư NSNN năm 2021 đạt 95 – 100% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó đến hết quý III/2021 đạt tối thiểu 60% kế hoạch, Bộ KH&ĐT đề nghị tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 63/NQ-CP và Công điện 1082/CĐ -TTg. Đồng thời tập trung thực hiện một số giải pháp. Trong đó, từng bộ, cơ quan trung ương, địa phương nhận thức rõ tầm quan trọng của đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, căn cứ tình hình thực tế đề ra các giải pháp khả thi nhất để thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án, các địa phương ít chịu ảnh hưởng bởi dịch tập trung thúc đẩy hoàn thành sớm các công trình, những tỉnh là tâm điểm của đại dịch tập trung hoàn thiện thủ tục hồ sơ dự án. Các bộ, ngành, địa phương hoàn thành việc phân bổ giao chi tiết kế hoạch vốn NSTW năm 2021 cho các dự án dự kiến khởi công mới và các nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch sau khi được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 trong tháng 9/2021...

Tin cùng chuyên mục