Doanh nghiệp bất động sản xin tháo gỡ cơ chế để vượt qua đại dịch Covid-19

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Cộng đồng doanh nghiệp bất động sản không xin Nhà nước hỗ trợ bằng tiền mà chỉ xin hỗ trợ về cơ chế để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thủ tục đầu tư xây dựng nhằm tăng sức chống chịu và vượt qua đại dịch Covid-19.
Doanh nghiệp bất động sản xin hỗ trợ về cơ chế nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư xây dựng. Ảnh: Ngô Bảo Tín
Doanh nghiệp bất động sản xin hỗ trợ về cơ chế nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư xây dựng. Ảnh: Ngô Bảo Tín

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã khẳng định như vậy trong một văn bản gửi UBND TP.HCM, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Quy hoạch và Kiến trúc ngày 10/6/2021, liên quan đến việc hỗ trợ doanh nghiệp trong và sau đại dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố.

Mới đây, UBND TP.HCM đã đưa ra bản “Tóm tắt nội dung dự kiến hỗ trợ doanh nghiệp trong và sau đại dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố”. Việc Trung ương và Thành phố đồng hành, ủng hộ và tạo điều kiện để ứng phó và vượt qua đại dịch Covid-19, nhất là đợt bùng phát lần thứ 4 hiện nay, nhằm thực hiện mục tiêu kép, vừa kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế, ổn định xã hội là rất cần thiết.

Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn cả với doanh nghiệp bất động sản lúc này chính là những vướng mắc về cơ chế chưa được tháo gỡ. HoREA đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư sớm trình UBND TP.HCM ban hành văn bản hướng dẫn trình tự thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở trên địa bàn Thành phố theo chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Lê Hòa Bình tại Văn bản số 382/TB-VP ngày 12/5/2021. HoREA đề xuất các bước thủ tục như sau:

Bước 1, Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thủ tục “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư” đối với dự án nhà ở thương mại có quyền sử dụng đất, theo quy định tại Luật Đầu tư 2020 và Nghị định 31/2021/NĐ-CP (có ghi tên "nhà đầu tư").

Bước 2, Sở Quy hoạch Kiến trúc; hoặc UBND TP. Thủ Đức, các quận, huyện thực hiện thủ tục “phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, hoặc quy hoạch tổng mặt bằng” dự án nhà ở thương mại đã có văn bản “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư”.

Bước 3, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện thủ tục giao thuê đất, hoặc chuyển mục đích sử dụng đất, theo quy định của Luật Đất đai 2013.

Bước 4, Sở Xây dựng thực hiện thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở; cấp phép xây dựng; đồng thời Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính thực hiện song song thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính, tiền sử dụng đất và thông báo để chủ đầu tư thực hiện.

Các dự án chỉ được huy động vốn, bán nhà ở hình thành trong tương lai sau khi hoàn tất nộp tiền sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; sau khi đã hoàn thành xây dựng, nộp tiền sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính, chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại và khách hàng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Vấn đề lớn với doanh nghiệp bất động sản lúc này chính là những vướng mắc về cơ chế chưa được tháo gỡ. Ảnh: Ngô Bảo Tín
Vấn đề lớn với doanh nghiệp bất động sản lúc này chính là những vướng mắc về cơ chế chưa được tháo gỡ. Ảnh: Ngô Bảo Tín

Đồng thời, HoREA đề nghị Sở Quy hoạch và Kiến trúc sớm trình UBND Thành phố ban hành “quy định điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ khu đất do Nhà nước trực tiếp quản lý để tách thành dự án độc lập".

Hiệp hội đề nghị UBND Thành phố trình Chính phủ xem xét sớm sửa đổi Khoản 5 Điều 1 Nghị định 30/2021/NĐ-CP, tháo gỡ ách tắc về việc nhà đầu tư dự án nhà ở thương mại đã có quyền sử dụng đất là đất nông nghiệp, hoặc đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, nhưng không được công nhận là chủ đầu tư.

Tin cùng chuyên mục