Doanh nghiệp FDI phải có sự chia sẻ thành công

(BĐT) - Trước những đề xuất của đại diện các Hiệp hội DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) về việc cải thiện mối liên kết giữa DN trong nước và DN FDI, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh khẳng định, nếu các DN FDI tiếp tục thành công ở Việt Nam mà không có sự chia sẻ, kết nối với các DN trong nước thì về lâu dài sẽ tạo tâm lý “không thuận lợi”, thậm chí kỳ thị với DN FDI.
Nếu các DN FDI tiếp tục thành công ở Việt Nam mà ko có sự chia sẻ, kết nối với các DN trong nước thì về lâu dài sẽ tạo tâm lý “ko thuận lợi”, thậm chí kỳ thị với DN FDI. Ảnh:Tường Lâm
Nếu các DN FDI tiếp tục thành công ở Việt Nam mà ko có sự chia sẻ, kết nối với các DN trong nước thì về lâu dài sẽ tạo tâm lý “ko thuận lợi”, thậm chí kỳ thị với DN FDI. Ảnh:Tường Lâm

Tìm các cơ hội kinh doanh ở nhau

Đánh giá về tính liên kết giữa khu vực kinh tế tư nhân trong nước với DN FDI, nhiều chuyên gia đánh giá vẫn còn tồn tại một khoảng cách lớn giữa hiệu quả và tiềm năng của khối DN trong nước.

Mặc dù, các DN FDI cam kết rằng sẵn sàng chuyển giao kiến thức, kinh nghiệm cho các DN trong nước nhưng DN FDI đặt vấn đề cần được Chính phủ hỗ trợ trong việc tổ chức chuyển giao.

Đề xuất cải thiện liên kết giữa DN trong nước với các DN FDI, ông Han Dong Hee, Chủ tịch Hiệp hội DN Hàn Quốc (KoCham) cho biết, cần phải tập trung mở rộng mối quan hệ mua bán phụ tùng và sản phẩm từ các DN Việt Nam, qua đó có thể tiếp cận được hàng hóa trung gian từ các DN đặc biệt là DN nhỏ và vừa (DNNVV) của Việt Nam.

Theo đó, ông Han Dong Hee gợi ý, để thu hút các DN FDI mua hàng hóa từ các DN Việt Nam, chào bán hàng hóa chất lượng với giá cả cạnh tranh là vấn đề quan trọng nhất. Vấn đề này không thể giải quyết được trong thời gian ngắn mà cần phải tìm cách xử lý một cách thấu đáo.

Ông Fred Burke, Trưởng nhóm Đầu tư và Thương mại VBF cho rằng, chỉ bằng cách giảm thiểu các rào cản đối với sự hợp tác hiệu quả giữa DN VN và DN FDI thì Việt Nam mới có thể tiếp tục thành công trong nỗ lực trở thành một nhân tố then chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

DN FDI phải chia sẻ thành công với DN trong nước

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, Bộ Công thương rất hiểu tầm quan trọng của việc kết nối DN VN với các DN FDI. Bởi, liên kết DN có tầm quan trọng giúp tạo thêm việc làm, nâng cao giá trị gia tăng cho các mặt hàng xuất khẩu, qua đó giúp hàng xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng tốt hơn về xuất xứ trong các FTA mà VN đã tham gia.

“Tuy nhiên quan trọng nhất là việc kết nối giữa DN Việt Nam và DN FDI sẽ tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho chính các DN FDI. Bởi nếu các DN FDI tiếp tục thành công ở Việt Nam mà ko có sự chia sẻ, kết nối với các DN trong nước thì về lâu dài sẽ tạo tâm lý “ko thuận lợi”, thậm chí kỳ thị với DN FDI” – Thứ trưởng Trần Quốc Khánh khuyến cáo.

Do đó, việc đầu tiên Bộ Công thương làm đó là tìm cách mang các DN FDI, các chuỗi sản xuất đến với Việt Nam bằng việc kết nối Việt Nam với những thị trường lớn trên thế giới thông qua các FTA, tạo ra sự kết nối tương đối tốt với thế giới.

Khi đã có kết nối với các thị trường thế giới, với các DN FDI, Việt Nam cố gắng tạo môi trường thuận lợi cho kết nối. Bộ Công thương sẽ cố gắng nâng cao năng lực cho các DNVN, nhất là DNNVV bằng cách giải thích cho DN những ưu đãi trong các FTA để họ có thể tận dụng, giải thích làm thế nào để đáp ứng được những quy tắc xuất xứ của hàng hóa VN để họ có thể tiếp cận chuỗi sản xuất từ bên ngoài.

Đặc biệt, Bộ sẽ tham mưu, đề xuất Chính phủ đưa ra các chính sách đễ hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ, trong đó có lưu ý đặc biệt tới 1 số ngành mà các DN FDI quan tâm như cơ khí, dệt may…

Tuy nhiên, Thứ trưởng Khánh khẳng định lại quan điểm của Chính phủ Việt Nam là sẽ không hy sinh môi trường cho phát triển. Việt Nam đã khẳng định quan điểm đó trong rất nhiều các cam kết về môi trường trong các FTA mà Việt Nam đã đàm phán, chấp thuận đàm phán chương phát triển bền vững trong FTA với EU.

Ngoài ra, vấn đề môi trường sẽ được phê duyệt kỹ lưỡng khi các cơ quan bộ, ngành phê duyệt các quy hoạch phát triển cũng như trong các dự án cụ thể.

Tin cùng chuyên mục