Đổi mới cơ chế quản lý tài chính gắn với đặc thù của cơ quan quản lý hành chính nhà nước

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 21/CT-TTg về nâng cao hiệu quả thực hiện và đổi mới cơ chế quản lý tài chính, thu nhập gắn với đặc thù của cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
Năm 2022, tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi tối thiểu 15% so với dự toán năm 2021 để tiết kiệm chi hoặc tăng thu ngân sách nhà nước. Ảnh: Nhã Chi
Năm 2022, tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi tối thiểu 15% so với dự toán năm 2021 để tiết kiệm chi hoặc tăng thu ngân sách nhà nước. Ảnh: Nhã Chi

Theo đó, đối với dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2021, thực hiện tiết kiệm chi tối thiểu 15% so với dự toán được giao năm 2020. Đối với dự toán năm 2022, tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi tối thiểu 15% so với dự toán năm 2021 (ngoài chi lương, các khoản đóng góp theo lương theo chế độ quy định) để tiết kiệm chi hoặc tăng thu ngân sách nhà nước.

Trước ngày 15/8/2021, yêu cầu các cơ quan quản lý hành chính nhà nước tự đảm bảo chi hoạt động từ nguồn tài chính hợp pháp theo quy định pháp luật (nguồn thu dịch vụ, nguồn thu phí được để lại theo chế độ); các cơ quan quản lý hành chính đã được cấp có thẩm quyền giao khoán ổn định biên chế và dự toán chi ngân sách nhà nước trong thời gian từ 3 đến 5 năm thực hiện đánh giá việc thực hiện cơ chế tài chính gắn với đặc thù của cơ quan, đơn vị thời gian qua và đề xuất, kiến nghị các giải pháp bảo đảm hiệu quả hoạt động của các cơ quan được áp dụng cơ chế tài chính gắn với đặc thù đơn vị khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW gửi Bộ Tài chính để tổng hợp.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan đề xuất đổi mới cơ chế tài chính gắn với đặc thù của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trong giai đoạn tới báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Tin cùng chuyên mục