Dồn nguồn lực đảm bảo an sinh xã hội, chủ động đón đầu phục hồi kinh tế sau đại dịch

(BĐT) - Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), bối cảnh lúc này, an sinh xã hội là vấn đề cấp bách nhất với người dân. Bên cạnh việc xác định những việc cần làm ngay trong thời điểm hiện nay để có những phản ứng chính sách kịp thời; cần chủ động xây dựng kịch bản phát triển quốc gia đón đầu sự phục hồi nền kinh tế sau đại dịch.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá: "Đây là cơ hội đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế đang thực hiện lâu nay, bổ sung các ngành nghề, chuỗi cung ứng mới để tăng cường năng lực chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc về dịch bệnh toàn cầu; hoàn thiện thể chế, cơ chế phối hợp tòa cầu và khu vực trong xử lý các cú sốc kiểu Covid 19. Như vậy, đây sẽ là cơ hội cho Việt Nam nắm lấy để có các quyết sách đúng đắn và kịp thời".

Các chính sách hỗ trợ kịp thời, bao trùm, nhân văn

Ngày 6/4/2020, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đã ký báo cáo của Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, báo cáo những vấn đề vượt thẩm quyền để Ủy ban Thường vụ cho ý kiến, tổ chức triển khai thực hiện.

Về ý nghĩa, sự cần thiết của các chính sách đề xuất, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, lúc dịch bệnh lây lan và bùng phát thì những người nghèo, người yếu thế trong xã hội rất dễ bị tổn thương, rất cần những hỗ trợ của Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm”, do vậy việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ cần phải được triển khai ngay vì đời sống người dân và người lao động đang rất khó khăn. Đồng thời phải tính độ trễ của việc ban hành và tổ chức thực hiện các quy định, nhằm bảo đảm tính kịp thời, hiệu quả của chính sách.

Vẫn theo Bộ trưởng, khi Chính phủ thảo luận về các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội, đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, đánh giá cao của mọi người dân, của các thành phần trong xã hội và họ mong mỏi chờ đợi được hưởng chính sách. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo “chống dịch như chống giặc” nên đã là thời chiến thì cần phải tuân thủ kỷ luật thời chiến. Khi dịch bệnh lây lan thì tình người cũng lan tỏa, đó là giải pháp không có trong mọi kế hoạch nhưng luôn phải được thực thi một cách nhanh chóng. Người xưa có câu “Chén cơm cho người nghèo lúc khốn khó quý hơn ngàn lần những luận bàn cao siêu”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no” do vậy việc sớm ban hành các chính sách để hỗ trợ người nghèo, người yếu thế, người lao động… như dự thảo Nghị quyết có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc bảo đảm an sinh, góp phần giữ vững ổn định xã hội, đồng thời thể hiện cam kết một “Chính phủ hành động” như phương châm nêu tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/1/2020 của Chính phủ.  

Quan điểm xây dựng chính sách tiếp thu kinh nghiệm quốc tế và phù hợp với định hướng của Chính phủ. Theo đó, trước tình hình diễn biến và ảnh hưởng của dịch Covid-19, các quốc gia trên thế giới có cùng hành động là: Ưu tiên cao nhất cho ngăn chặn và dập dịch sớm nhất có thể; Triển khai tất cả các biện pháp để giảm thiểu tối đa tác động của dịch.

Lúc dịch bệnh lây lan và bùng phát thì những người nghèo, người yếu thế trong xã hội rất dễ bị tổn thương, rất cần những hỗ trợ của Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm”, do vậy việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ cần phải được triển khai ngay vì đời sống người dân và người lao động đang rất khó khăn.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng

Đặc điểm chung của các biện pháp từ nới lỏng tiền tệ, tài khóa, tăng chi tiêu chính phủ, tới quản lý hành chính... mà các quốc gia đang triển khai là: Thống nhất trong nội bộ rất nhanh và ở cấp cao nhất, như Quốc hội Mỹ, Nghị viện Châu Âu…;  Quy mô các chính sách hỗ trợ về tài khóa là rất lớn, về tiền tệ thì gần như không có giới hạn; Phương pháp và cách thức hỗ trợ chưa từng có trong tiền lệ; Chấp nhận vượt giới hạn quy định thông thường về kỷ luật quản lý tài chính, ngân sách; Thực hiện các biện pháp hành chính áp dụng như thời chiến.

Về phía Việt Nam, Dự thảo Nghị quyết được xây dựng trên cơ sở 6 quan điểm của Chính phủ. Thứ nhất là xây dựng và tổ chức thực hiện ngay các chính sách kịp thời hỗ trợ cuộc sống người lao động, người dân bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đây là một chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo đời sống của nhân dân

Thứ hai là, chăm lo đời sống, an sinh xã hội cho các đối tượng chính sách trong bối cảnh dịch Covid-19 là trách nhiệm của Nhà nước, địa phương, doanh nghiệp và sự tham gia của toàn xã hội.

Thứ ba là, đối tượng hỗ trợ là người lao động, người dân bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, không đảm bảo mức sống tối thiểu do tác động trực tiếp bởi dịch, tiêu chí, cách làm phải đơn giản, dễ hiểu, dễ triển khai thực hiện và dễ quản lý, giám sát.

Thứ tư là, tiêu chí, cách làm phải đơn giản, dễ hiểu, dễ triển khai thực hiện và dễ quản lý, giám sát.

Thứ năm là, tăng cường phân cấp cho địa phương trong tổ chức thực hiện

Thứ sáu là, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và nền tảng số để triển khai.

Đây là một chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo đời sống của nhân dân. Chăm lo đời sống, an sinh xã hội cho các đối tượng chính sách trong bối cảnh dịch Covid-19 là trách nhiệm của Nhà nước, địa phương, doanh nghiệp và sự tham gia của toàn xã hội. Đối tượng hỗ trợ là người lao động, người dân bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, không đảm bảo mức sống tối thiểu do tác động trực tiếp bởi dịch.

Các mục tiêu các chính sách mang tính bao trùm và nhân văn thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới các đối tượng thuộc nhóm yếu thế trong xã hội nhằm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống gồm 4 đối tượng: người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hộ nghèo, hộ cận nghèo. Theo rà soát của Bộ KH&ĐT, các chính sách hỗ trợ phòng, chống, giảm thiểu ảnh hưởng của dịch Covid-19 hiện nay chưa có chính sách nào của Nhà nước hỗ trợ thêm cho các đối tượng thuộc nhóm yếu thế, người khuyết tật. Một số nhà tài trợ gặp khó khăn kinh tế do dịch Covid-19 đã thông báo rút các khoản hỗ trợ thường xuyên như gạo, đi lại… đã khiến nhiều người khuyết tật, yếu thế cảm thấy mình như đang bị xã hội bỏ rơi.

Bên cạnh đó, tăng cường khả năng tiếp cận nguồn tín dụng (như tín dụng từ các ngân hàng chính sách, gói tín dụng ưu đãi) và khuyến khích người sử dụng lao động, chi trả đủ lương theo đúng quy định cho người lao động có hợp đồng ký kết nhưng bị ngừng việc. Việc này giúp doanh nghiệp duy trì lực lượng lao động, sẵn sàng hoạt động bình thường trở lại khi dịch kết thúc, giảm chi phí tuyển dụng, đào tạo lại lao động.  Trường hợp người sử dụng lao động không có khả năng trả lương (kể cả trong trường hợp sau khi được vay ưu đãi nêu trên), khuyến khích họ cam kết hoặc thỏa thuận với người lao động tạm ngừng, tạm hoãn hợp đồng và không hưởng lương, không đuổi việc người lao động. Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí cuộc sống cho người lao động, khi có điều kiện, người lao động có thể quay trở lại làm việc ngay. Hỗ trợ hộ kinh doanh và người lao động phi chính thức có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và tác động của các biện pháp cách ly, hạn chế đi lại, để bảo đảm an sinh cuộc sống. Góp phần duy trì tổng cung và tổng cầu cho nền kinh tế.

Vừa phản ứng chính sách kịp thời, vừa chủ động đón đầu phục hồi kinh tế sau đại dịch

Theo Bộ KH&ĐT, bối cảnh lúc này, an sinh xã hội là vấn đề cấp bách nhất với người dân, tuy nhiên còn những vấn đề khác phải tính đến mà Bộ KH&ĐT đang triển khai. Đó là, xác định những việc cần làm ngay trong thời điểm hiện nay để có những phản ứng chính sách kịp thời; chủ động xây dựng kịch bản phát triển quốc gia đón đầu sự phục hồi nền kinh tế sau đại dịch.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, đây là cơ hội đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế đang thực hiện lâu nay, bổ sung các ngành nghề, chuỗi cung ứng mới để tăng cường năng lực chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc về dịch bệnh toàn cầu; hoàn thiện thể chế, cơ chế phối hợp toàn cầu và khu vực trong xử lý các cú sốc kiểu Covid 19. Như vậy, đây sẽ là cơ hội cho Việt Nam nắm lấy để có các quyết sách đúng đắn và kịp thời.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho rằng, cần một tư duy mới, cách tiếp cận mới theo hướng tích cực qua đại dịch Covid – 19 trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, sản xuất kinh doanh đình trệ, lao động mất việc làm, chuỗi cung ứng, mạng sản xuất bị đứt gãy. Theo đó, các cấu trúc kinh tế (sản xuất, thương mại, đầu tư…) và trật tự thế giới sẽ có sự điều chỉnh và thay đổi sâu sắc.

Đây là những vấn đề lớn nhằm hiện thực hóa được các mục tiêu: Giảm tối đa ảnh hưởng của dịch lên nền kinh tế, các ngành, lĩnh vực và đời sống nhân dân; đánh giá và dự báo những xu hướng thay đổi cũng như trật tự trong khu vực và trên thế giới từ tác động của dịch; tận dụng cơ hội và xu thế mới trong phát triển để chuẩn bị ngay những giải pháp, kịch bản cho phát triển kinh tế nhanh và bền vững của đất nước.

Nhìn theo cách tiếp cận mới, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng, phải đẩy nhanh việc cải cách, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế, đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, nâng cao sức cạnh tranh… nhằm đủ sức tham gia ngay các trật tự mới, cấu trúc mới sau khi hết dịch (dự kiến sẽ diễn ra rất nhanh). Không thể một lần nữa lại đứng ngoài hoặc đi sau, đi theo một cuộc chơi mới, sân chơi mới sắp diễn ra. Những vấn đề này sẽ được Bộ KH&ĐT báo cáo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư công trong thời gian tới và nghiên cứu, chuẩn bị các Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ để chủ động tổ chức triển khai thực hiện.

Tin cùng chuyên mục