Dự án đường kết nối Phạm Văn Đồng - Gò Dưa - Quốc lộ 1 (quận Thủ Đức) được Văn Phú - Invest thực hiện theo hình thức BT |
Xu hướng
Tại hai trung tâm kinh tế lớn của cả nước là Hà Nội và TP.HCM, không ít doanh nghiệp đua nhau đầu tư hàng loạt dự án BT như Công ty CP Đầu tư Địa ốc Đại Quang Minh với Dự án 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm; Công ty CP Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) với Dự án Đường cao tốc Hòa Lạc - TP. Hòa Bình hay Công ty CP Him Lam với Dự án Đầu tư xây dựng nút giao thông trung tâm quận Long Biên, Hà Nội hay Công ty CP Tasco với Dự án Xây dựng tuyến đường Lê Đức Thọ đến Khu đô thị mới Xuân Phương (Từ Liêm, Hà Nội)…
Trong năm 2010, Văn Phú - Invest ký hợp đồng xây mới Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân thuộc Bộ Công an tại Thuận Thành, Bắc Ninh theo hình thức BT.
Đến năm 2015, “ông lớn” này tiếp tục ghi dấu ấn với Dự án Xây dựng Trường Đại học Y tế cộng đồng với Bộ Y tế. Một dự án khác là 5 tuyến đường kết nối các khu đô thị, dân cư quận Hà Đông thuộc địa bàn các phường Văn Quán, Phúc La, Kiến Hưng, Phú Lãm, Phú Lương, Dương Nội (quận Hà Đông) và 2 xã Đông La, La Phù (huyện Hoài Đức).
Trường Đại học Y tế cộng đồng được xây dựng theo hình thức BT, đáp ứng được quy mô đào tạo gần 4.000 học viên
Trong khi tại Hà Nội, Văn Phú - Invest đang chuẩn bị thực hiện Dự án BT Xây dựng các tuyến đường kết nối các khu đô thị, dân cư quận Hà Đông thì tại TP.HCM, công ty này cũng góp mặt tại Dự án Xây dựng tuyến nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút Gò Dưa - Quốc lộ 1 (quận Thủ Đức) dài hơn 2,7 km, mặt đường rộng 67m cho 14 làn xe lưu thông.
Ngoài ra, theo tìm hiểu của Báo Đấu thầu, sắp tới, Văn Phú - Invest còn triển khai rất nhiều dự án BT khác mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Theo phân tích của một số chuyên gia bất động sản, không thể phủ nhận những tác động to lớn theo hướng “đôi bên cùng có lợi” mà các chủ đầu tư cùng với những dự án BT của mình mang lại.
Nhiều cái “được"
Dự án được khởi công từ năm 2010 và bàn giao đi vào sử dụng từ năm 2012 đã giải quyết mối lo lắng rất lớn của Nhà trường về hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ việc đào tạo.
Theo lãnh đạo Văn Phú - Invest, trong tương lai, đơn vị này sẽ tiếp tục triển khai nhiều dự án BT tương tự và chắc chắn rằng, với bất kỳ dự án nào, Văn Phú - Invest cũng luôn đặt mục tiêu cân đối hài hoà lợi ích các bên lên hàng đầu.
Trong khi đó, với những dự án BT giao thông, hiệu quả dễ nhận thấy nhất khi mỗi dự án hoàn thành, đưa vào khai thác là đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, kết nối nhanh chóng, lưu thông hàng hóa thuận tiện, giảm ùn tắc, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Công trình Cầu Thủ Thiêm 2 (TP.HCM) của “ông lớn” Đại Quang Minh là một trong những ví dụ điển hình. Giới chuyên gia nhận định rằng dự án này sau khi đưa vào sử dụng sẽ hình thành hệ thống giao thông hoàn chỉnh cho khu Thủ Thiêm, không chỉ mang lại yếu tố giao thông thuận lợi mà còn góp phần thu hút các nhà đầu tư khác vào khu vực này.
Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân là một trong những công trình xây dựng theo hình thức BT rất thành công của Văn Phú – Invest
Tuy nhiên, tất cả những điều này chỉ là một phần sức hấp dẫn của hình thức BT.
Nếu người dân được hưởng hạ tầng phúc lợi với chất lượng tốt hơn, ngân sách nhà nước giảm bớt chi phí thì các doanh nghiệp - các nhà đầu tư dự án BT- cũng có cơ hội phát triển các dự án bất động sản quy mô lớn trên các quỹ đất được Nhà nước thanh toán.
Câu chuyện đặt ra là lợi ích tất cả các bên tham gia vào dự án BT cần được bảo đảm hài hòa bởi đây là loại hợp đồng đã rất phổ biến. Hiện Chính phủ đang sửa đổi, bổ sung Nghị định số 15/2015/NĐ-CP và Nghị định số 30/2015/NĐ-CP nhằm hoàn thiện quy định các loại hợp đồng dự án PPP, trong đó có BT.