Nhà đầu tư tư nhân gặp khó khi đầu tư dự án điện

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Công ty CP Nhiệt điện An Khánh - Bắc Giang đang triển khai đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện An Khánh - Bắc Giang với tổng vốn hơn 1 tỷ USD. Tuy nhiên, quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, tiến độ chưa đáp ứng mong đợi. Trong khi đó, đến thời điểm này, số tiền doanh nghiệp đầu tư vào Dự án rất lớn.
Ông Ngô Quốc Hội, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty CP Nhiệt điện An Khánh - Bắc Giang

Ông Ngô Quốc Hội, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty CP Nhiệt điện An Khánh - Bắc Giang

Khó khăn lớn nhất với các dự án điện nói chung, trong đó có các dự án điện than là vấn đề huy động vốn. Với nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại trong nước thường có lãi suất cao, nhất là đối với những dự án điện độc lập - IPP. Còn đối với nguồn vốn ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế đưa điều kiện tiên quyết phải có bảo lãnh của Chính phủ Việt Nam trong khi đó, hiện nay, Chính phủ hạn chế bảo lãnh vay vốn đối với các dự án điện.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư dự án điện cũng gặp khó khăn trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT). Cụ thể, theo Luật Thuế giá trị gia tăng thì trong giai đoạn đầu tư xây dựng dự án điện, nhà đầu tư được hoàn thuế VAT với điều kiện dự án phải có giấy phép hoạt động điện lực. Trong khi đó, theo quy định của Luật Điện lực thì khi nhà máy hoàn thành giai đoạn xây dựng mới được cấp Giấy phép hoạt động điện lực. Từ các quy định tại 2 luật nói trên dẫn đến các dự án điện đang trong giai đoạn xây dựng không được hoàn thuế VAT. Trong khi đó, dự án điện có vốn đầu tư rất lớn, triển khai trong thời gian dài. Chính sự thiếu thống nhất này càng khiến cho các dự án điện gặp nhiều khó khăn hơn, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nặng nề lên hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục