Ông Đặng Trọng Đức, Giám đốc Kinh tế Công ty CP Phục Hưng Holdings
Tuy nhiên, nhà thầu hiện gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc khi thực hiện các quy định trên, dẫn đến rủi ro tranh chấp hợp đồng. Đó là giá dự toán được duyệt chưa phù hợp với thực tế, bất cập trong công bố chỉ số giá xây dựng. Hiện nay, các sở xây dựng công bố đơn giá nhân công chỉ bằng 30 - 50% thực tế, nguyên giá ca máy quá thấp. Giá cả nguyên vật liệu, chi phí nhân công, vận chuyển… đều tăng chóng mặt từ 30 - 40%, trong khi việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng thực tế lệ thuộc vào chủ đầu tư.
Để tháo gỡ khó khăn cho nhà thầu, Bộ Xây dựng và các địa phương cần điều chỉnh, bổ sung cập nhật các định mức hiện có cho phù hợp với thực tế, kịp thời xây dựng định mức cho các công nghệ thi công mới. Đồng thời, điều chỉnh đơn giá nhân công, nguyên giá ca máy theo Thông tư số 13/2021/TT-BXD; điều chỉnh tăng tỷ lệ chi phí gián tiếp theo quy định tại Thông tư số 11/2021/TT-BXD…
Ngoài ra, hiện nay, số lượng hợp đồng xây dựng sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ rất lớn, trong khi chưa có mẫu hợp đồng xây dựng theo chuẩn hóa Việt Nam để áp dụng chung (tương tự như mẫu hợp đồng FIDIC). Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định cách thức giải quyết đối với phần lớn các tranh chấp có thể xảy ra, nhưng chỉ áp dụng đối với dự án đầu tư công. Do đó, cần bổ sung các quy định về thưởng - phạt vi phạm hợp đồng, thời hạn ký hồ sơ thanh quyết toán, lãi chậm trả khi chủ đầu tư chậm thanh toán, trách nhiệm bảo lãnh thanh toán của chủ đầu tư… đối với dự án sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.