Những lý do kinh tế Trung Quốc khó có thể được “chữa lành”

Nền kinh tế Trung Quốc từng tăng trưởng trung bình 10% trong 30 năm, đưa 500 triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói. Nhưng điều đó có ý nghĩa gì trong tương lai khi mà các dữ liệu đang cho thấy những "đại vấn đề".
Những lý do kinh tế Trung Quốc khó có thể được “chữa lành”

Với những con số “ấn tượng” như vậy trong quá khứ, các lãnh đạo của quốc gia này đang phải nỗ lực để vực dậy hào quang cũ bằng hình thức đầu tư và mô hình xuất khẩu từng tạo nên động lực tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, kết quả chưa được như kỳ vọng và dưới đây là những lý do.

Một số khu vực tại Trung Quốc chịu tổn thương vì nền kinh tế giảm tốc nhiều hơn các khu vực khác.

Tốc độ và quy mô tăng trưởng GDP của các khu vực tại Trung Quốc năm 2014 so với 2013

Trung Quốc gặp khó để đạt mức tăng trưởng mục tiêu

Màu xanh dương là mức tăng trưởng thực tế và màu xanh lá là mức tăng trưởng mục tiêu qua các năm

Theo trung bình quốc tế, mức tăng trưởng hiện nay của Trung Quốc vẫn khá ấn tượng, tuy nhiên, thực tế tăng trưởng không hề đáp ứng được mức mục tiêu mà Chính phủ Trung Quốc đặt ra trong những năm gần đây.

Những người lãnh đạo muốn một sự phát triển rõ ràng hơn, mạnh mẽ hơn với việc các khoản nợ tăng trưởng chậm lãi, vượt qua các giới hạn cũ về tham nhũng, lãng phí và ô nhiễm.

Nền kinh tế chuyển dần sang lĩnh vực dịch vụ

Cơ cấu các lĩnh vực kinh tế

Lao động giá rẻ, các công xưởng đa dạng, được xây dựng rầm rộ đã từng là động lực tăng trưởng thần kỳ của nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, thời gian đã thay đổi mọi thứ.

Ngày nay, lĩnh vực dịch vụ chiếm hơn một nửa nền kinh tế quốc gia này, các công việc như pha chế đồ uống, thợ tạo mẫu tóc và giữ trẻ trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng.

Các thị trường tài chính là “tảng đá cản”

 Diễn biến chỉ số CSI 300

Diễn biến tỷ giá USD và nhân dân tệ

Các nhà lãnh đạo đang dần trao cho các thị trường tài chính sức mạnh, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, đây không phải là chặng hành trình dễ dàng.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã sụp đổ vào khoảng giữa năm 2015, cuốn bay 5.000 tỷ USD giá trị thị trường, trong khi đồng nhân dân tệ liên tục mất giá so với USD.

Đối mặt với nguy cơ dân số già trước khi giàu

Cơ cấu dân số theo khu vực nông thôn (màu xanh lá), thành thị (màu xanh dương) theo lứa tuổi năm 1982

Cơ cấu dân số theo khu vực nông thôn (màu xanh lá), thành thị (màu xanh dương) theo lứa tuổi năm 2010

Khi cư dân Trung Quốc trở nên giàu có hơn và sống tại khu vực thành thị nhiều hơn, cũng là khi họ ngày càng già đi. Liệu Trung Quốc có đi lại con đường cũ của Nhật Bản hay người dân sẽ sử dụng tiền tiết kiệm để thúc đẩy tiêu dùng và duy trì sự cân bằng của nền kinh tế?

Đồng nhân dân tệ yếu khiến dòng tiền tháo chạy

Qũy dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc qua các năm

Dòng tiền vào (màu xanh lá) và ra (màu vàng) ước tính qua các năm

Những năm trước đây, nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ của Trung Quốc thu hút đầu tư nước ngoài, trong khi xuất khẩu tăng cao khiến thặng dư thương mại lớn. Kết quả là quốc gia này có một quỹ dự trữ ngoại tệ cực lớn. Hiện tại, khi đồng nhân dân tệ yếu đi, ngân hàng trung ương nước này buộc phải “rút ví” để bình ổn lại tiền tệ và tìm cách kiềm chế dòng tiền chảy ra ngoài.

Tin cùng chuyên mục