Dự kiến các chỉ tiêu về nợ công tiếp tục đảm bảo trong năm 2018, riêng nợ được Chính phủ bảo lãnh sẽ giảm nhẹ. Ảnh: Hoài Tâm |
Theo Nghị định, rủi ro đối với nợ công bao gồm: rủi ro về lãi suất, tỷ giá ngoại tệ do biến động trên thị trường tài chính; rủi ro thanh khoản do thiếu các tài sản tài chính có tính thanh khoản để thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ nợ đến hạn theo cam kết, bao gồm khả năng trả nợ của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; rủi ro do biến động thị trường tài chính ảnh hưởng đến việc huy động vốn dẫn đến phải đảo nợ với chi phí cao hoặc mất khả năng đảo nợ; rủi ro tín dụng do đối tượng được vay lại, đối tượng được bảo lãnh không trả được nợ đầy đủ, đúng hạn...
Việc xem xét xử lý rủi ro được thực hiện cho từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào mức độ tổn thất có thể xảy ra và nguyên nhân dẫn đến rủi ro; việc phòng ngừa và xử lý rủi ro phải căn cứ vào thoả thuận vay hoặc công cụ nợ gốc trong danh mục nợ công hiện hành, nguyên nhân phát sinh rủi ro, phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Nghị định nêu rõ tổ chức, cá nhân sử dụng vốn vay sai mục đích, cố ý làm trái quy định làm phát sinh rủi ro nợ công phải chịu trách nhiệm xử lý và bồi thường theo quy định của pháp luật.
Theo Bộ Tài chính, các chỉ tiêu nợ năm 2017 nằm trong giới hạn Quốc hội cho phép với nợ công/GDP khoảng 61,4%, nợ Chính phủ khoảng 51,8% GDP, nợ được Chính phủ bảo lãnh khoảng 9% GDP. Dự kiến các chỉ tiêu về nợ công tiếp tục đảm bảo trong năm 2018, riêng nợ được Chính phủ bảo lãnh sẽ giảm nhẹ theo xu hướng giảm của năm 2017 (dư nợ Chính phủ bảo lãnh đến cuối năm 2017 giảm xấp xỉ 500 triệu USD so với năm 2016).