Ảnh Internet |
Theo ông Lộc, thời gian qua Chính phủ cũng đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ DNNVV, tuy nhiên các chương trình trên còn tản mạn, nguồn lực hạn chế, tính hỗ trợ chưa cao… nên ít có hiệu quả. “Luật hỗ trợ DNNVV ra đời sẽ tạo nên khung khổ pháp lý, là công cụ quan trọng, thúc đẩy sự hỗ trợ DNNVV. Đây cũng sẽ là động lực để đạt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp như Chính phủ đã đề ra” – Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.
Dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV quy định 8 nội dung hỗ trợ cơ bản: môi trường kinh doanh; tiếp cận tín dụng tại ngân hàng và các định chế quỹ; hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp; năng lực công nghệ; đào tạo, tư vấn và thông tin; mặt hàng sản xuất kinh doanh; xúc tiến, mở rộng thị trường và mua sắm công.
Về phương thức hỗ trợ, theo VCCI, cần hỗ trợ trực tiếp tới doanh nghiệp, không đẻ thêm bộ phận chuyên trách hỗ trợ DNNVV, ví dụ như không quy định ngân hàng nào có chương trình hỗ trợ DNNVV mà tất cả ngân hàng phải có chương trình này….