Từ đầu năm đến nay, Công an tỉnh Quảng Nam đã nhận được rất nhiều đơn thư tố giác từ các nạn nhân về việc bị các đối tượng lừa đảo, lợi dụng các trang mạng xã hội, mạng viễn thông, mạng internet để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại hàng tỉ đồng.
Quyết định đối tượng sử dụng để lừa đảo ông H.
Người phụ nữ này nói ông H. có liên quan đến đường dây buôn bán ma túy và đề nghị ông “nghe lãnh đạo cấp trên nói chuyện”. Lúc sau, một người đàn ông từ số điện thoại 02692196... gọi cho ông H. giới thiệu ông là “cấp trên” của cán bộ nữ ở “Phòng điều tra hình sự”.
Người này cho biết, qua điều tra, “Phòng điều tra hình sự” phát hiện vào ngày 12/11/2018, ông H. mở tài khoản ở ngân hàng để giúp một đường dây mua bán ma túy tiêu thụ tiền phi pháp và ông H. đã nhận từ đường dây này số tiền hơn 200 triệu đồng. Vì vậy, để phục vụ công tác điều tra và để khỏi bị truy tố ông H. phải nộp lại số tiền này cho cơ quan Công an để kiểm tra, xác minh.
Phiếu chuyển tiền của ông H.
Theo hai quyết định này thì ông H. phải chuyển vào số tài khoản 1458113... của ông Đoàn Hồng H. tại Ngân hàng tổng số tiền 255 triệu đồng.
Do quá lo sợ và mất bình tĩnh, trong hai ngày 9-10/7/2019 ông H. đi vay, mượn và chuyển đủ số tiền 255 triệu đồng vào tài khoản theo yêu cầu của “Phòng điều tra hình sự”. Sau khi chuyển tiền ông H. mới xem lại các “Quyết định” thì phát hiện ra mình bị lừa, ông H. liền cầm máy gọi lại số điện thoại của “Phòng điều tra hình sự” nhưng không liên lạc được, ông đành làm đơn tố cáo gởi Công an tỉnh Quảng Nam để điều tra, xử lý.
Từ những vụ việc lừa đảo trên, Công an tỉnh Quảng Nam cảnh báo người dân hết sức cảnh giác khi nghe điện thoại của người lạ yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản, thẻ tín dụng...
Trường hợp có người tự xưng là Công an thì người dân cần đề nghị cho biết tên, nơi làm việc, phải gửi trực tiếp giấy mời hoặc giấy triệu tập để đến cơ quan, đơn vị đó làm việc.
Tuyệt đối không cung cấp số điện thoại riêng, thông tin cá nhân cho bất kỳ ai khi chưa biết rõ họ là ai và sử dụng vào mục đích gì; không mua, bán, chuyển giao tài khoản cá nhân hoặc cho mượn giấy chứng minh nhân dân.
Hạn chế và cẩn trọng khi chia sẻ những thông tin cá nhân trên mạng internet, nhất là các trang mạng xã hội, để tránh bị khai thác thông tin cá nhân để lừa đảo.
Nếu gặp phải các đối tượng này, người dân cần bình tĩnh, báo ngay cho người thân trong gia đình và cơ quan Công an. Nếu bình tĩnh hơn, người dân có thể ghi lại thông tin của các đối tượng như số điện thoại, số tài khoản ngân hàng... để cung cấp cho lực lượng chức năng, phục vụ cho việc điều tra, làm rõ, xử lý đối tượng.
Hiện nay, đối tượng mua bán thẻ tín dụng đã lan đến cả học sinh, sinh viên. Vì vậy, các trường học nên cân nhắc đưa các khuyến cáo vào chương trình giáo dục ngoại khóa để các em ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình khi làm thẻ, không tùy tiện chuyển giao quyền sử dụng thẻ cho người khác, tránh bị kẻ xấu lợi dụng.