Theo đó, mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng (tính theo tháng).
Cụ thể, vùng I là 3,5 triệu đồng; vùng II là 3,1 triệu đồng; vùng III là 2,7 triệu đồng; và vùng IV là 2,4 triệu đồng. Người lao động đã qua học nghề thì mức lương phải cao hơn 3,745 triệu đồng đối với vùng I; các vùng còn lại tương ứng là 3,317 triệu đồng; 2,889 triệu đồng và 2,568 triệu đồng.
Cũng theo hướng dẫn của Bộ LĐTB&XH, mức lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; lao động đã qua học nghề năm 2016 phải cao hơn 3,932 triệu đồng (vùng I); 3,482 đồng (vùng II); 3,033 triệu đồng (vùng III) và 2,696 triệu đồng (vùng IV).
Lương tăng, nhưng các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội của người lao động năm 2016 cũng tăng mạnh. Theo hướng dẫn của Bộ LĐTB&XH, từ ngày 1/1/2016 đến hết 31/12/2017, các khoản đóng bảo hiểm xã hội của người lao động, ngoài tiền lương còn có các khoản phụ cấp, gồm phụ cấp chức vụ, chức danh; trách nhiệm; nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; thâm niên; khu vực; lưu động; thu hút và các khoản phụ cấp có tính chất tương tự.