Ông Phan Đình Quý, Phó Giám đốc Công ty CP Xây dựng nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1 Thanh Hóa
Mặt khác, dù giá mua cao hơn nhiều, nhưng các chủ mỏ chỉ xuất hóa đơn cho nhà thầu đúng theo chỉ số giá mà cơ quan nhà nước công bố để đối phó trường hợp bị doanh nghiệp phản ánh, dẫn đến bị thanh tra, kiểm tra về giá bán. Tiền chênh lệch các chủ mỏ bỏ túi, không phải nộp thuế mà nhà thầu không có cơ sở để thanh quyết toán với các chủ đầu tư.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm đất đắp và cát xây dựng là do nhu cầu mua vật liệu xây dựng phục vụ các công trình lớn, trong khi đó trữ lượng khai thác và các mỏ vật liệu được cấp phép ít, cầu vượt nhiều so với cung nên các chủ mỏ “cành cao”, “chặt chém” nhà thầu thi công. Hiện nay, hầu hết các tỉnh miền Trung đều diễn ra tình trạng khan hiếm đất đắp, cát xây dựng và có sự chênh lệch lớn giữa giá công bố của Nhà nước với thực tế.
Để giải quyết tình trạng này, các cơ quan chức năng nên đẩy nhanh việc cấp phép mới các mỏ vật liệu, nâng công suất khai thác các mỏ đã được cấp phép để tăng nguồn cung cho thị trường. Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng và ban hành chỉ số giá đất đắp và cát xây dựng, các cơ quan chức năng địa phương nên phối hợp chặt chẽ, có sự thỏa thuận và cam kết của các chủ mỏ để chỉ số giá công bố và giá bán thực tế là như nhau. Đồng thời, phải giám sát chặt và có chế tài xử lý thật nghiêm đối với các chủ mỏ đã cam kết nhưng không thực hiện hoặc bán chênh lệch giá cao cho nhà thầu.