Ảnh Internet |
Theo ông Hưng, các dự án thua lỗ kéo dài nhiều năm nên những vướng mắc là rất nhiều, từ việc liên quan đến kỹ thuật, công nghệ cho đến tài chính, tổ chức sản xuất kinh doanh… Song khó nhất hiện nay là xử lý tranh chấp các hợp đồng EPC, bởi những dự án này đều có quy mô lớn, kéo dài nhiều năm. “Nếu gỡ được vướng mắc này, chúng ta mới quyết toán được dự án và hàng loạt những vấn đề tiếp theo để theo kịp lộ trình đặt ra”, ông Hưng nói.
Về tình hình xử lý các dự án, ông Hưng cho biết, sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết xử lý dự án thua lỗ của Ngành, trong 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ, đến nay, 2 nhà máy đã sản xuất ổn định hơn và có lãi. Đó là Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng và Dự án Nhà máy thép Việt Trung. 4 dự án còn lại trong nhóm này đều có phương án tiết giảm sản xuất, tiết giảm chi phí kinh doanh hiệu quả hơn.
Với 3 nhà máy dừng sản xuất trước đây, đến nay cũng kinh doanh có lãi, thậm chí có dự án đủ điều kiện để đưa ra khỏi danh sách 12 dự án yếu kém… Đồng thời, các dự án khác đều có phương án xử lý cụ thể.
Cũng theo ông Hưng, đến thời điểm này, tổng dư nợ trung và dài hạn các dự án đều giảm theo thời gian. Quá trình xử lý đảm bảo nguyên tắc theo cơ chế thị trường, không sử dụng vốn nhà nước bơm vào các dự án…