Ý nghĩa đặc biệt của lô vắc xin Covid-19 đầu tiên về Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
Đây là vắc xin của hãng dược AstraZeneca phối hợp với đại học Oxford nghiên cứu và sản xuất, được đưa về Việt Nam theo hợp đồng giữa Hệ thống tiêm chủng VNVC và AstraZeneca đã ký từ tháng 11/2020.

Theo đó, Hệ thống tiêm chủng VNVC đã đặt mua 30 triệu liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca trong năm 2021. Số vắc xin này được giao thành nhiều đợt, lô đầu tiên gồm 117.600 liều sẽ được đưa về hệ thống kho lạnh chuyên dụng của VNVC và AstraZeneca.

Lúc 10h55 ngày 24/2, chuyến bay vận chuyển lô vắc xin Covid-19 đầu tiên đã hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, TPHCM.

Lúc 10h55 ngày 24/2, chuyến bay vận chuyển lô vắc xin Covid-19 đầu tiên đã hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, TPHCM.

Lô vắc xin đầu tiên về Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt ở thời điểm dịch bệnh đang có nhiều diễn biến phức tạp tại Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh… Với lô vắc xin này, Việt Nam trở thành một trong những nước đầu tiên trong khu vực châu Á tiếp cận với loại vắc xin phòng COVID-19 uy tín hàng đầu thế giới.

Đại diện Chính phủ và Bộ Y tế trong thời điểm đón lô vắc xin đầu tiên từ sân bay, Thứ trưởng Trương Quốc Cường phát biểu: "Lô vắc xin đầu tiên về rất kịp thời cho công tác phòng, chống dịch của chúng ta hiện nay. Mặc dù Việt Nam đã nỗ lực kiểm soát tốt dịch bệnh, tuy nhiên để thực hiện được mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế thì nhất định cần thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người dân để tạo miễn dịch cộng đồng".

Như vậy, lô vắc xin phòng Covid-19 đầu tiên được phê duyệt nhập khẩu trong tháng 2 này đã về Việt Nam sớm hơn dự kiến ban đầu.

Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay: "Chúng tôi ghi nhận sự nỗ lực, chủ động của Hệ thống tiêm chủng VNVC và công ty AstraZeneca đã sớm tiến hành các thỏa thuận đặt mua vắc xin ngay từ giai đoạn rất sớm, khi còn trong quá trình nghiên cứu phát triển vắc xin, từ đó Việt Nam sớm có lô vắc xin này".

"Bộ Y tế đang tiếp tục xúc tiến việc nhập các vắc xin phòng COVID-19 từ các nhà sản xuất khác theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để triển khai tiêm vắc xin nhanh chóng và đúng theo thứ tự ưu tiên".

Vắc xin COVID-19 AstraZeneca được lưu trữ, vận chuyển và xử lý ở điều kiện lạnh thông thường (2-8 độ C) trong ít nhất sáu tháng, cho phép sử dụng dễ dàng trong điều kiện cơ sở y tế hiện có.

"Chúng tôi đã kiểm tra dữ liệu của lô vắc xin này trong quá trình sản xuất và vận chuyển, vắc xin sẽ được đưa về kho lạnh chuyên dụng của VNVC và AstraZeneca để thực hiện các thủ tục theo quy định của Chính phủ và Bộ Y tế", bà Vũ Thu Hà, Giám đốc Cung ứng Hệ thống VNVC chia sẻ.

Bên cạnh hợp đồng đặt mua 30 triệu liều vắc xin từ AstraZeneca, dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của Bộ Y tế, VNVC tiếp tục đàm phán để mua thêm vắc xin COVID-19 phục vụ người dân Việt Nam; VNVC cũng chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tốt nhất để triển khai tiêm loại vắc xin đặc biệt này.

Sau hai liệu trình thử nghiệm, vắc xin COVID-19 AstraZeneca được chứng minh dung nạp tốt và hiệu quả trong việc ngăn ngừa COVID-19. Kết quả từ thử nghiệm lâm sàng cho thấy, từ thời điểm 22 ngày sau khi tiêm liều đầu tiên, vắc xin của AstraZeneca giúp bảo vệ tối đa khỏi bệnh nặng, nhập viện và tử vong do COVID-19.

Trong 90 ngày sau liều đầu tiên, hiệu lực của vắc xin đạt được 76% và hiệu lực bảo vệ này được duy trì đến liều thứ hai. Nếu khoảng thời gian giữa hai liều từ 12 tuần trở lên, hiệu lực vắc xin tăng lên 81%.

Các phân tích cũng cho thấy, vắc xin có tiềm năng giảm 2/3 nguy cơ lây truyền virus không triệu chứng.

Ông Nitin Kapoor, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam cho biết: "Chúng tôi trân trọng biết ơn chiến lược tiếp cận vắc xin chủ động và sự tin tưởng của Chính phủ Việt Nam và Bộ Y tế đã tạo điều kiện cho lô vắc xin có thể sớm có mặt tại Việt Nam. Chúng tôi cũng cảm ơn VNVC đã chủ động và chấp nhận cả những rủi ro khi tiến hàng đặt hàng rất sớm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca để hôm nay chúng ta có vắc xin cho người dân Việt Nam, đúng theo mục tiêu tiêm vắc xin phòng bệnh cho người dân toàn thế giới một cách bình đẳng mà AstraZeneca theo đuổi".

Theo hướng dẫn, những liều vắc xin đầu tiên này sẽ trải qua quy trình kiểm định chất lượng cuối cùng trước khi được bàn giao cho VNVC và Bộ Y tế để bắt đầu tiêm chủng cho các nhóm ưu tiên.

Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Anh tại Việt Nam - ông Gareth Ward - cho biết: "Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca và Đại học Oxford là một ví dụ điển hình của nền khoa học và sự đổi mới, sáng tạo của Vương quốc Anh. Tôi rất vui vì vắc xin này giờ đây đã có mặt tại Việt Nam để triển khai chương trình tiêm chủng trong nước. Khoa học và sự hợp tác sẽ giúp chúng ta đánh bại được đại dịch."

Theo Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường, lô vắc xin đầu tiên có 117.600 liều. Vắc xin này đã được Tổ chức Y tế thế giới kiểm định và được sử dụng ở trên 50 nước, có hiệu quả tương đối cao, trên 80%.

Theo Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường, lô vắc xin đầu tiên có 117.600 liều. Vắc xin này đã được Tổ chức Y tế thế giới kiểm định và được sử dụng ở trên 50 nước, có hiệu quả tương đối cao, trên 80%.

Bà Emily Hamblin, Tổng lãnh sự Vương quốc Anh tại TPHCM trao đổi cùng chuyên gia y tế.

Bà Emily Hamblin, Tổng lãnh sự Vương quốc Anh tại TPHCM trao đổi cùng chuyên gia y tế.

Sự kiện quan trọng với tất cả người dân Việt Nam khi lô vắc xin về đến sân bay Tân Sơn Nhất.

Sự kiện quan trọng với tất cả người dân Việt Nam khi lô vắc xin về đến sân bay Tân Sơn Nhất.

Nhân viên mặt đất xử lý phun khử trước khi vận chuyển lô vắc xin về kho lưu trữ.

Nhân viên mặt đất xử lý phun khử trước khi vận chuyển lô vắc xin về kho lưu trữ.

"Để có được lô vắc xin đầu tiên này, chúng tôi đánh giá rất cao sự chung tay của Công ty AstraZeneca, hệ thống tiêm chủng, VNVC và các cơ quan hữu quan. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ cố gắng đưa nhưng lô tiếp theo trong thời gian sớm nhất để có vắc xin phục vụ công tác phòng chống dịch", thứ trưởng Cường nói.

Việt Nam cùng với Thái Lan là 2 nước đầu tiên của ASEAN nhận được vắc xin này.

Tin cùng chuyên mục