Bản tin thời sự sáng 31/8

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) -  Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là sáng 31/8, qua 36h không ghi nhận ca mắc mới Covid-19; Hội đồng tiền lương quốc gia đề xuất Chính phủ không tăng lương tối thiểu vùng 2021…

Sáng 31/8, qua 36h không ghi nhận ca mắc mới Covid-19

Sáng ngày 31/8, Bộ Y tế cho biết, không có ca mắc mới được ghi nhận. Như vậy đến nay đã 36h, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới Covid-19. Tại ổ dịch Hải Dương đã có 14 bệnh nhân âm tính từ 1 - 2 lần.

Sáng 31/8, qua 36h không ghi nhận ca mắc mới Covid-19

Sáng 31/8, qua 36h không ghi nhận ca mắc mới Covid-19

Tính đến 6h ngày 31/8, Việt Nam có tổng cộng 690 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó, số lượng ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay là 550 ca. Tính từ 18h ngày 30/8 đến 6h ngày 31/8 không có ca mắc mới.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 57.097 người. Trong đó, 1.111 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 16.006 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 39.980 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, đến thời điểm này, nước ta đã chữa khỏi cho 695 bệnh nhân Covid-19/1.040 ca mắc.

Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 là 40 ca; số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2 là 48 ca, số ca âm tính lần 3 là 27 ca. Đến thời điểm này số ca tử vong ở nước ta là 32 ca.

Thông tin sức khỏe của ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư là tối mật

Hồ sơ bệnh án, thông tin, kết quả khám bệnh, chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe của các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng được xếp vào danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật…

Thông tin sức khỏe của ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư là tối mật

Thông tin sức khỏe của ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư là tối mật

Quyết định 1295/QĐ-TTg về danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực y tế vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 24/8 quy định: Hồ sơ bệnh án, thông tin, kết quả khám bệnh, chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe của các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng là bí mật nhà nước độ Tối mật…

Bên cạnh đó, cùng nằm trong danh mục Tối mật là tên, nguồn gốc, độc lực, khả năng lây lan, đường lây của vi sinh vật mới phát hiện chưa xác định được có liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội.

Hội đồng tiền lương quốc gia đề xuất Chính phủ không tăng lương tối thiểu vùng 2021

Hội đồng tiền lương quốc gia vừa có văn bản gửi Chính phủ, khuyến nghị về mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2021.

Hội đồng tiền lương quốc gia đề xuất Chính phủ không tăng lương tối thiểu vùng 2021

Hội đồng tiền lương quốc gia đề xuất Chính phủ không tăng lương tối thiểu vùng 2021

Hội đồng tiền lương quốc gia cho biết, căn cứ quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 và Bộ luật Lao động năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2021); sau khi đánh giá, phân tích tình hình dịch bệnh Covid-19 đã và đang diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, sản xuất của doanh nghiệp, việc làm, đời sống của người lao động và trên cơ sở kết quả thương lượng, Hội đồng tiền lương quốc gia khuyến nghị với Chính phủ phương án tiền lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động trong các doanh nghiệp trong năm 2021 như sau:

Tiếp tục duy trì đến hết năm 2021 áp dụng mức lương tối thiểu theo tháng hiện hành (chưa điều chỉnh mức lương tối thiểu hiện hành tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ).

Chưa ban hành mới về mức lương tối thiểu theo giờ để đồng bộ với phạm vi, đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu theo tháng.

Hội đồng tiền lương quốc gia cho rằng, ưu điểm của phương án này là thực hiện được định hướng chính sách rõ ràng, ổn định để doanh nghiệp chủ động sắp xếp, ổn định sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm cho người lao động trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, góp phần tranh thủ thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là trong bối cảnh xung đột thương mại giữa những nước lớn….

Khánh Hòa: Cuối tháng 9 khởi công xây bệnh viện hơn 355 tỷ đồng

Để chăm sóc sức khỏe người dân tốt hơn, tỉnh Khánh Hòa xây Bệnh viện đa khoa TP. Nha Trang quy mô 200 giường, vốn đầu tư hơn 355 tỷ đồng. Đây là bệnh viện đa khoa đầu tiên của Nha Trang, đang hoàn thiện các thủ tục cuối cùng để khởi công vào cuối tháng 9.

Phối cảnh Bệnh viện đa khoa TP. Nha Trang

Phối cảnh Bệnh viện đa khoa TP. Nha Trang

Dự án được UBND tỉnh phê duyệt năm 2019, rộng 15.000 m2 tại xã Vĩnh Thái. Vốn đầu tư từ ngân sách của địa phương và khoản thu chuyển quyền sử dụng đất các cơ sở y tế của Thành phố.

Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa do Sở Y tế Khánh Hòa làm chủ đầu tư. Bệnh viện được đầu tư trang thiết bị hiện đại cho khu khám bệnh, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, khu nội trú, hành chính, các công trình phụ trợ và kỹ thuật hạ tầng...

Công trình dự kiến hoàn thành cuối năm 2023, sẽ thay thế 5 phòng khám đa khoa khu vực trong thành phố với 130 giường bệnh, đang trong tình trạng xuống cấp.

Doanh nghiệp thành lập mới vẫn tăng trong tháng 8

Cả nước có 13.400 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 8, tăng 1,5% so với tháng trước dù đại dịch diễn biến phức tạp trở lại.

Tháng 8, cả nước có 13.400 doanh nghiệp thành lập mới

Tháng 8, cả nước có 13.400 doanh nghiệp thành lập mới

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 8 đạt 21,6 tỷ đồng, tăng 19% so với tháng trước và tăng 59% so với cùng kỳ năm 2019.

Tính chung 8 tháng, số doanh nghiệp thành lập mới đạt 88.700 doanh nghiệp, chỉ giảm 2% so với năm trước. Tổng số vốn đăng ký hơn 1,2 triệu tỷ đồng với tổng lao động đăng ký gần 700.000 người. Vốn đăng ký trung bình mỗi doanh nghiệp từ đầu năm là 13,8 tỷ đồng, tăng 8,7%.

Chia theo khu vực kinh tế, chủ yếu các doanh nghiệp thành lập mới thuộc nhóm ngành dịch vụ. Cả nước có gần 1.700 doanh nghiệp mới thuộc nông, lâm nghiệp và thủy sản; hơn 26.300 doanh nghiệp mới trong ngành công nghiệp - xây dựng và 60.600 doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ.

Nếu tính cả 32.600 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 8 tháng là 121.300 doanh nghiệp, tăng 4,5%. Trung bình mỗi tháng có gần 15.200 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Doanh thu du lịch, lữ hành tháng 8 giảm gần 62% so với tháng 7 khi Covid-19 trở lại

Doanh thu du lịch lữ hành trong tháng 8 chỉ đạt 974 tỷ đồng, giảm gần 62% so với tháng 7 và giảm 74,4% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 8 cũng giảm 2,7% so với tháng trước, còn 422.900 tỷ đồng.

Một số địa phương có doanh thu du lịch, lữ hành tháng giảm trên 50% như Đà Nẵng, TP.HCM, Khánh Hòa...

Một số địa phương có doanh thu du lịch, lữ hành tháng giảm trên 50% như Đà Nẵng, TP.HCM, Khánh Hòa...

Theo Tổng cục Thống kê, hoạt động thương mại và dịch vụ tháng 8 có xu hướng giảm so với tháng trước do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19.

Tính chung 8 tháng, doanh thu du lịch, lữ hành chỉ đạt 13.100 tỷ đồng, giảm 54,4% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là đại dịch làm cho các chính sách kích cầu du lịch nội địa không thể thực hiện, nhiều khách du lịch hủy tour và các sự kiện lễ hội văn hóa hủy bỏ, một số địa điểm thăm quan phải đóng cửa trở lại.

Một số địa phương có doanh thu du lịch, lữ hành tháng giảm trên 50% như Khánh Hòa, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Nam, Kiên Giang, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 8 tháng cũng giảm hơn 16% so với cùng kỳ năm trước, còn 322.500 tỷ đồng. Những địa phương có mức giảm mạnh nhất cũng tương đồng với danh sách địa phương có doanh thu du lịch, lữ hành chịu ảnh hưởng bởi Covid-19.