Cần cơ chế điều phối nguồn cung nhằm hỗ trợ nhà thầu nhỏ tiếp cận nguồn vật liệu cát với giá hợp lý

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp cát xây dựng và san lấp tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn đang là vấn đề ảnh hưởng đến các nhà thầu vừa và nhỏ trong khu vực. Chúng tôi đang thực hiện một số gói thầu xây lắp trên địa bàn tỉnh An Giang, địa phương có nhiều mỏ cát cung cấp cho khu vực.

Ông Võ Phú Thiện, Phó Giám đốc Công ty CP Xây dựng Thương mại và Đầu tư Huy Ngọc Hưng

Tuy nhiên, do nguồn cát khan hiếm và lại được ưu tiên cung cấp cho các dự án trọng điểm nên nhiều nhà thầu xây lắp địa phương rơi vào tình trạng khó khăn và đối mặt với nguy cơ không thể hoàn thành các hợp đồng xây lắp vì thiếu cát.

Không chỉ khan hiếm, chúng tôi còn phải đối mặt với áp lực lớn do giá cát tăng cao và nguồn cung không ổn định. Hiện nay, giá cát san lấp đã tăng lên 190.000 - 210.000 đồng/m³, cát xây dựng dao động từ 300.000 - 320.000 đồng/m³. Mức giá này cao hơn nhiều so với các năm trước, khiến lơi nhuận của nhà thầu giảm mạnh. Chúng tôi là nhà thầu nhỏ, không có khả năng ký hợp đồng dài hạn với các mỏ cát lớn hoặc dự trữ vật liệu nên phải mua cát với giá cao hơn và không ổn định. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và làm phát sinh chi phí của các dự án xây dựng quy mô nhỏ và vừa.

Chúng tôi vừa khởi công một gói thầu xây lắp thuộc Dự án Đường tỉnh 941 (đoạn nối dài) quy mô gần 200 tỷ đồng tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Để triển khai thi công, nhà thầu cần lượng cát lớn để đắp nền và xử lý nền đất yếu. Phương án cung ứng cát đã được trù tính nhưng vẫn chưa hết lo lắng vì không thể lường được những thay đổi về nguồn cung trong bối cảnh hiện tại. Vì vậy, chúng tôi đang kiến nghị chủ đầu tư, chính quyền có cơ chế điều phối nguồn cung cát giữa các dự án trọng điểm và những dự án khác của địa phương nhằm hỗ trợ nhà thầu nhỏ tiếp cận nguồn vật liệu với giá hợp lý.

Tin cùng chuyên mục