Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Ngày 18/3/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) đã tổ chức cuộc họp xin ý kiến các bộ, ngành liên quan và các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về Dự thảo Báo cáo tình hình rà soát, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng này.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Minh Trang
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Minh Trang

Tham gia ý kiến tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo UBND, Sở KH&ĐT 13 địa phương của vùng ĐBSCL bày tỏ thống nhất cao với các nội dung của Dự thảo Báo cáo do Bộ KH&ĐT chủ trì soạn thảo.

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông khẳng định, bên cạnh 5 nhóm cơ chế, chính sách với 22 cơ chế, chính sách cụ thể được nêu tại Dự thảo, Bộ KH&ĐT sẽ tổng hợp các cơ chế, chính sách được đại biểu nêu như tổng mức đầu tư của dự án đầu tư; tăng tỷ trọng đóng góp của Nhà nước vào dự án PPP; về vốn ODA, tỷ lệ cấp vốn của Trung ương. Sau đó, Bộ sẽ phân loại các nhóm cơ chế, chính sách để báo cáo cấp thẩm quyền theo quy định, đảm bảo các cơ chế, chính sách trúng, đúng, hiệu quả, khắc phục được những tồn tại, hạn chế và phát huy những tiềm năng, lợi thế riêng có của vùng, đảm bảo tính khả thi về pháp lý và nguồn lực.

Đối với các chính sách liên quan đến đất đai, ưu đãi thuế, đặc biệt liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ cho các lĩnh vực cụ thể, chính sách về biến đổi khí hậu, hỗ trợ nguồn nhân lực, tiền lương trong lĩnh vực giáo dục, y tế…, tiếp tục đánh giá rõ tác động và phải theo quy định của pháp luật hiện hành. Cùng với đó, tiếp tục rà soát thêm nhóm chính sách cảng biển gắn với logistics; phát triển kinh tế biển, kinh tế sông; năng lượng tái tạo, cung cấp nước sạch cho tưới tiêu do bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, nước sạch cho người dân...

Tin cùng chuyên mục