Đề xuất đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng xây cầu Cần Giờ theo phương thức PPP

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Dự án cầu Cần Giờ kết nối huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ (TP.HCM) có tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 11.087 tỷ đồng, thực hiện theo phương thức đối tác công tư (PPP) dưới dạng hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).
Phối cảnh Dự án cầu Cần Giờ
Phối cảnh Dự án cầu Cần Giờ

Nội dung này thuộc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đầu tư xây dựng cầu Cần Giờ vừa được Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM trình Hội đồng thẩm định Thành phố.

Thời gian thực hiện Dự án từ năm 2024 - 2028; thời gian thu phí BOT là 23 năm 6 tháng (từ năm 2028 đến năm 2051).

Sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án khoảng 11.087 tỷ đồng (bao gồm lãi vay 518 tỷ đồng). Trong số đó, vốn ngân sách Thành phố khoảng 5.246 tỷ đồng (chiếm 49,63% tổng mức đầu tư không bao gồm lãi vay) và vốn BOT khoảng 5.323 tỷ đồng (chiếm 50,37% tổng mức đầu tư không bao gồm lãi vay).

Địa điểm thực hiện Dự án tại huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ, trong đó điểm đầu tại vị trí nằm trên Đường 15B theo quy hoạch, cách rạch Mương Ngang khoảng 500m về phía Bắc và điểm cuối Dự án kết nối vào đường Rừng Sác tại lý trình Km2+100 trên đường Rừng Sác (cách bến phà Bình Khánh khoảng 2,1 km về phía Nam).

Dự án sẽ xây cầu Cần Giờ vượt sông Soài Rạp và phần đường dẫn hai đầu cầu với quy mô 6 làn xe (4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp).

Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 7,3 km (cầu Cần Giờ dài khoảng 2.975 m; phần đường dẫn dài khoảng 4.324 m). Vận tốc thiết kế là 60 km/giờ.

Dự án được phân chia thành 3 dự án thành phần, trong đó có 2 dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phía Nhà Bè và Cần Giờ (khoảng 2.228 tỷ đồng), sử dụng 100% ngân sách nhà nước.

Dự án thành phần 3 Xây dựng cầu Cần Giờ sẽ đầu tư theo loại hợp đồng BOT, với khoảng 8.341 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách nhà nước khoảng 3.018 tỷ đồng (tương ứng khoảng 36,18% tổng mức đầu tư Dự án thành phần 3), vốn nhà đầu tư khoảng 5.323 tỷ đồng (tương ứng khoảng 63,82%).

Tin cùng chuyên mục