Hàng loạt dự án đầu tư công và tư nhân ‘đánh thức’ bất động sản Bình Thuận

(BĐT) - Bất động sản du lịch Bình Thuận hưởng lợi từ hàng loạt dự án trọng điểm của khối công lẫn tư nhân, trải dài từ Phan Thiết đến Hàm Thuận Nam.

Bình Thuận sở hữu eo biển dài 192 km đẹp nhất cả nước, nắng vàng biển xanh quanh năm. Nổi bật là Mũi Né - Phan Thiết thuộc Top 2 bãi biển đẹp nhất Đông Nam Á (theo Canadian Traveller), Top 6 điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam (theo Rough Guides).

Cách TP.HCM 155 km, gần hơn nhiều so với Phan Thiết, khu Hàm Thuận Nam thậm chí còn có nhiều lợi thế du lịch biển mà nơi khác không có. Nơi đây sở hữu bờ biển dài nguyên sơ, sạch với bãi cát trắng xoá chưa từng in dấu chân du khách, cánh đồng thanh long xuất khẩu lớn nhất cả nước. Ngoài ra, còn có rất nhiều thắng cảnh như ngọn hải đăng Kê Gà, núi Tà Cú, bãi Đá Nhảy, suối nóng Bưng Thị, khu du lịch Vườn Đá, chùa Linh Sơn Trường Thọ, tượng Phật nằm 49 m...   

Đưa Bình Thuận trở thành một trong những địa bàn du lịch trọng điểm cả nước là mục tiêu quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. Để “đánh thức” tiềm năng du lịch tỉnh, nhiều dòng máu đầu tư từ khối công lẫn tư nhân đã ồ ạt chảy về đây trong 2 năm qua.

Đầu tư công cho sân bay cấp 4E và cao tốc

Theo chuyên gia, sở dĩ du lịch Bình Thuận đi sau cả nước là do chưa có sân bay đón khách. Hiện, khách Sài Gòn phải mất 3 giờ đến Hàm Thuận Nam và 4 giờ tới Mũi Né - Phan Thiết. Khách Hà Nội phải đi ôtô 27 giờ, tàu hỏa 30 giờ hoặc “quá giang” sân bay Cam Ranh (Nha Trang). Quãng đường di chuyển dài và khó khăn là cản trở lớn đối với mô hình du lịch gia đình hiện nay.

Tuy nhiên, thị trường dự báo sẽ chuyển biến mạnh mẽ, sau khi sân bay Phan Thiết với vốn đầu tư trên 10.000 tỷ đồng hoạt động. Thời gian di chuyển từ TPHCM, Nha Trang, Đà Nẵng... đến Phan Thiết chỉ còn 30 phút. Hà Nội, Hải Phòng... cũng chỉ mất dưới 1,5 giờ. Ở thời điểm hiện tại, công tác chuẩn bị khởi công sân bay 10.000 tỷ đã cơ bản hoàn tất, công tác giải phóng mặt bằng thực hiện được 543 ha. 

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đã giao cho nhà thầu NewZealand

Sau sân bay, 2 tuyến cao tốc Nha Trang - Phan Thiết dài 113 km và Phan Thiết - Hàm Thuận Nam - Dầu Giây dài 98 km (nằm trong dự án cao tốc Bắc Nam đi qua địa bàn tỉnh Bình Thuận) cũng tạo sức bật mới cho du lịch biển nơi đây. Hiện, 2 dự án với tổng mức đầu tư gần 40.000 tỷ đồng đã giải phóng mặt bằng được 50%.

Sau khi hoàn thành, cao tốc sẽ có 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 - 120 km. Toàn tuyến đi qua tỉnh Bình Thuận có 7 nút giao liên thông, 40 cầu vượt, 54 hầm chui. Kết nối với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đã thông xe hồi đầu năm, quãng đường di chuyển ôtô từ các đầu tàu phía Nam tới Bình Thuận sẽ rút ngắn chỉ còn 1 - 2 giờ đồng hồ.

UBND Bình Thuận cũng đã hoàn thành nâng cấp tuyến Quốc lộ 1 qua địa bàn tỉnh với chiều dài 180 km, tạo “trục xương sống” giao thông đường bộ địa phương. Tỉnh cũng đề nghị Trung ương hỗ trợ ngân sách đầu tư để phát triển cấp bách 3 tuyến đường tỉnh: Đường ĐT 719 B Phan Thiết - Kê Gà; Đường ĐT 719 Kê Gà - Tân Thiện; Đường ĐT 711 Phan Thiết - Hàm Thuận Bắc.

Đầu tư khối tư nhân cho tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng

Bất động sản nghỉ dưỡng Bình Thuận có tốc độ phát triển khá chậm so với các tỉnh du lịch biển khác. Theo CBRE Việt Nam, Bình Thuận hiện mới có 3.000 phòng khách sạn 4-5 sao; trong khi Khánh Hòa, Quảng Ninh và Đà Nẵng sở hữu lần lượt 9.204, 4.380 và 7.463 phòng. Phan Thiết có lượng khách du lịch ngang Nha Trang, song lượng phòng 4-5 sao lại thấp hơn nhiều.

Hạ tầng chưa theo kịp tốc độ phát triển du lịch là lý do nhiều tập đoàn lớn “gõ cửa” Bình Thuận. Nếu 2 năm trở về trước, thị trường bất động sản Phan Thiết là sân chơi độc quyền của Tập đoàn Rạng Đông với các dự án Ocean Vista, Sealink Resort, Ocean Dunes, thì sang năm 2018, thế độc quyền bị vỡ với làn sóng đầu tư mạnh mẽ với sự tham gia của các đại gia địa ốc Việt Úc, Novaland, Lộc Tú, TTC, Hưng Thịnh…

Tổ hợp thương mại nghỉ dưỡng đầu tiên của Hàm Thuận Nam

Tiếp giáp Phan Thiết ở cả 2 phía Tây và Nam, Hàm Thuận Nam đã đón dự án tổ hợp Thương mại - Nghỉ dưỡng - Giải trí - Sinh thái duy nhất có đầy đủ hồ sơ pháp lý tại đây. Tận dụng eo biển 27 km dài nhất Bình Thuận, dự án có tổng diện tích 18 ha, do đơn vị tài trợ Hoa hậu hoàn vũ 2017 làm chủ đầu tư. Nhờ lợi thế tiên phong khai phá, dự án sở hữu vị trí đắc địa tiếp giáp hai mặt tiền đường, “lưng tọa sơn, mặt hướng thủy” và được bao quanh bởi dòng “long mạch” di chuyển từ núi chạy dọc theo dự án rồi đổ biển lớn gọi là “ngũ phúc lâm môn” (đất hội tụ linh khí).

Giai đoạn 1, chủ đầu tư đã đưa vào vận hành khu tổ hợp thương mại 60 nhà hàng - shophouse và tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực đầu tiên của Bình Thuận. Cùng với khu phức hợp căn hộ và biệt thự nghỉ dưỡng, toàn bộ được vận hành và khai thác bởi Tập đoàn CMC (Mỹ) với 20 năm kinh nghiệm. Du khách đến đây sẽ phải mất thêm một ngày đêm để khám phá hết tổ hợp giải trí trên tuyến phố này.

Shophouse bao quanh tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực đầu tiên của Bình Thuận

Đáng chú ý là các căn shophouse mặt tiền bãi biển trên tuyến phố đi bộ được chủ đầu tư định giá sát, chứ không thổi phồng giá trị theo cơn sốt đất ảo đang diễn ra ở Phan Thiết. Mỗi suất đầu tư dao động khoảng 1,7 tỷ đồng/căn, mức giá không thể tìm thấy trên thị trường bất động sản giải trí hiện nay, chỉ bằng 20-30% giá trị các căn shophouse ở Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc.

Đầu tư shophouse, nhà đầu tư có thể đưa vào vận hành cho thuê, thu lợi nhuận ngay mà không cần chờ đợi. Chủ đầu tư cam kết lợi nhuận 30%/3 năm và tuyến shophouse này có thể khai thác đón khách quanh năm cùng với tổ hợp trung tâm hội nghị quốc tế, hầm rượu vang, spa ngoài trời, đài quan sát biển, fitness, khu cắm trại, nhà hàng trên cao....

GreenReal Corporation là đơn vị phân phối độc quyền dự án thương mại nghỉ dưỡng giải trí sinh thái Bình Thuận.

Thông tin tại https://greenreal.vn

Hotline: 0938 266 366

Tin cùng chuyên mục