Lùi lộ trình siết vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn: Kiểm soát chặt rủi ro tín dụng

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Việc lùi lộ trình siết vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn có thể giúp ngân hàng có thêm nguồn lực để hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay.
Việc lùi thời hạn siết vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng có nguồn lực dồi dào để cho vay vốn, giảm lãi suất huy động và cho vay. Ảnh: Nhã Chi
Việc lùi thời hạn siết vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng có nguồn lực dồi dào để cho vay vốn, giảm lãi suất huy động và cho vay. Ảnh: Nhã Chi

Tuy nhiên, cần kiểm soát chặt chẽ dòng vốn tín dụng đổ vào các kênh đầu tư rủi ro và nên cân nhắc kỹ khi xây dựng văn bản pháp lý để đảm bảo tính cam kết giữa ban hành và thực thi.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư 08/2020/TT-NHNN (Thông tư 08) sửa đổi Thông tư 22/2019/TT-NHNN (Thông tư 22) với nội dung chính là lùi lộ trình quy định đối với tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn với thời hạn 1 năm. Cụ thể, thời hạn áp dụng tỷ lệ 37% từ 1/10/2020, 34% từ 1/10/2021 và còn 30% từ 1/10/2022 theo Thông tư 22 sẽ được lùi 1 năm.

Theo lý giải của NHNN, việc lùi thời hạn này là để giảm chi phí vốn và triển khai lãi suất ưu đãi cho khách hàng, các ngân hàng cần tiếp tục duy trì tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn trong cơ cấu huy động vốn.

Nêu quan điểm về điều này, TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng, việc lùi lộ trình áp dụng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn là phù hợp với đề xuất của các tổ chức tín dụng. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu lớn hơn về vay vốn trung, dài hạn để tận dụng ưu đãi lãi suất tương đối hấp dẫn. Tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm cũng cho thấy tăng trưởng dư nợ trung, dài hạn cao hơn ngắn hạn.

Bên cạnh đó, theo vị chuyên gia này, thanh khoản của hệ thống ngân hàng đang dồi dào nên các giới hạn về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn không phải là vướng mắc hiện nay, nhưng việc lùi lộ trình sẽ tháo gỡ một phần khó khăn cho các tổ chức tín dụng nếu muốn họ hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn.

Theo số liệu công bố mới nhất của NHNN, tại ngày 31/3/2020, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn toàn hệ thống ở mức 25,52%. Trong đó, tỷ lệ này ở các ngân hàng thương mại nhà nước là 28,92%, tương đương con số 28,7% của các ngân hàng thương mại cổ phần. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn cao nhất là của các công ty cho thuê tài chính, ở mức 34,45%, nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu tại Thông tư 22.

Ở thời điểm hiện tại, theo báo cáo đánh giá tác động từ Thông tư 08 của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, tỷ lệ này vẫn chưa thay đổi nhiều so với thời điểm cuối tháng 3 vừa qua.

TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng, việc lùi lộ trình áp dụng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn là phù hợp với đề xuất của các tổ chức tín dụng. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu lớn hơn về vay vốn trung, dài hạn để tận dụng ưu đãi lãi suất tương đối hấp dẫn. Tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm cũng cho thấy tăng trưởng dư nợ trung, dài hạn cao hơn ngắn hạn.

Mặt khác, từ đầu năm tới nay, NHNN đã 3 lần giảm lãi suất điều hành. Đáng chú ý, từ đầu tháng 7, nhiều ngân hàng đồng loạt giảm mạnh lãi suất huy động cho thấy thanh khoản trên hệ thống ngân hàng hiện vẫn đang rất dồi dào khiến các ngân hàng giảm chi phí huy động trong khi hoạt động cho vay vẫn đang cầm chừng. Bên cạnh đó, dù lãi suất liên tục giảm nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn thấp, lũy kế 6 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 2,45%, là mức thấp nhất từ năm 2016 tới nay.

Các chuyên viên phân tích của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, việc kéo dài lộ trình áp dụng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn là không có nhiều tác động đối với các ngân hàng trong ngắn hạn. Bởi tại thời điểm hiện tại, hầu hết các ngân hàng đều đang đảm bảo trong tỷ lệ theo quy định, đồng thời, những e ngại trong vấn đề rủi ro nợ xấu cũng khiến các ngân hàng cân nhắc trong việc giải ngân. Ngoài ra, nhu cầu vốn của doanh nghiệp giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh. Do đó, việc kéo dài lộ trình áp dụng này về mặt dài hạn (2022 - 2023) sẽ hỗ trợ cho các ngân hàng giảm chi phí vốn khi hoạt động kinh tế hồi phục, doanh nghiệp gia tăng vay vốn để thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Còn theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, việc lùi thời hạn này sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng có nguồn lực dồi dào để cho vay vốn trung và dài hạn, qua đó có thể hỗ trợ việc giảm lãi suất huy động và cho vay.

“Tuy nhiên, cùng với gói kích thích kinh tế thứ nhất, gói kích thích kinh tế thứ 2 đang được nghiên cứu xây dựng, dự kiến lượng tiền sẵn sàng cung cấp cho nền kinh tế là tương đối lớn, do đó, việc lùi áp dụng cũng cần đi kèm với nỗ lực kiểm soát dòng vốn tín dụng chảy vào các kênh đầu tư rủi ro. Mặt khác, khi xây dựng văn bản pháp lý cần tính đến tính khả thi dựa trên cả những rủi ro có thể phát sinh để tránh tình trạng lùi đi lùi lại như chuyện siết dòng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn này”, ông Hiếu nói.

Tin cùng chuyên mục