Ảnh minh họa: Internet |
Bên cạnh đó là nhiều tín hiệu tích cực khác, trong đó phải kể đến triển vọng 100% số doanh nghiệp bán lẻ Nhật Bản tại Việt Nam kinh doanh có lãi trong năm nay. Trong số đó, có tới 60% doanh nghiệp mong muốn mở rộng hoạt động ở thị trường trong vòng một tới hai năm tới, theo một khảo sát của JETRO.
Các điều kiện thuận lợi đang góp phần thúc đẩy cơ hội kinh doanh cho các nhà bán lẻ, giúp họ phục hồi sau đại dịch, tiến tới khởi động các thương vụ mới.
Theo Bộ Công thương, trong dài hạn, giá trị của thị trường bán lẻ tại Việt Nam được kỳ vọng đạt 350 tỷ USD vào năm 2025. Trong khi đó, một nghiên cứu của HSBC chỉ ra, tới năm 2030, thị trường tiêu dùng nội địa của Việt Nam sẽ vượt xa Thái Lan, Anh và Đức.
Tuy nhiên, giữa bối cảnh kinh tế phát triển tăng trưởng chậm, xu hướng tiết kiệm sẽ gia tăng trong ngắn hạn. Do đó, việc ứng phó với các vấn đề phát sinh gần đây, trong khi vẫn phải đảm bảo bắt kịp lộ trình tăng trưởng tích cực của thị trường trong dài hạn, thực sự là một thách thức.
RELEX Solutions - công ty hàng đầu thế giới trong quản lý chuỗi cung ứng và giải pháp lập kế hoạch bán lẻ - cho biết, người tiêu dùng Việt Nam rất nhạy cảm với những thay đổi về giá, nên việc xác định đúng mức giá hàng bán là vô cùng quan trọng.
Theo RELEX Solutions, lời khuyên cho các nhà bán lẻ là họ có thể bắt đầu với việc triển khai thử nghiệm A/B. Thiết lập các thử nghiệm đánh giá tại các điểm bán khác nhau, theo các khung thời gian cụ thể, sẽ cung cấp dữ liệu giúp cho việc phân tích các tác động tiềm năng đối với doanh số.
Số hóa đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong nỗ lực tối ưu hóa doanh số và khuyến mại cho các nhà bán lẻ.
Một giải pháp khác có phần khó thực hiện hơn, đó là xây dựng các mô hình cụ thể giúp so sánh nhu cầu tự nhiên và khi có khuyến mại đối với mỗi loại hình sản phẩm và gian hàng. Theo đó, các nhãn hiệu có thể xem xét các kịch bản thay thế và đánh giá tác động của việc triển khai hoặc không triển khai một chương trình khuyến mại. Về phía người tiêu dùng, họ cũng có thể đưa ra quyết định mua sắm tuỳ theo khả năng và mong muốn của bản thân, giúp đem lại doanh số cho nhãn hiệu. Dù phương pháp tiếp cận là gì đi chăng nữa, điều quan trọng là luôn phải đảm bảo khả năng điều chỉnh các điều khoản khi cần.
Để đạt lợi nhuận tối đa cân đối với những nguồn lực hiện có, nhà bán lẻ cần đảm bảo các chương trình khuyến mại đa kênh của mình phối hợp hài hòa với nhau, đem đến trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng. Việc nghiên cứu kỹ các phân tích dữ liệu thu thập từ các lần khuyến mại trước sẽ giúp doanh nghiệp xác định những điểm nên triển khai hay loại bỏ, bao gồm các đánh giá về giá cả, chiến thuật, và nhiều yếu tố khác giúp đảm bảo hiệu quả kinh doanh tối ưu.
Việc phải bắt kịp nhịp độ cạnh tranh với các đối thủ, bên cạnh yêu cầu về thời gian và nguồn lực cần thiết để triển khai các thí nghiệm đánh giá thủ công phức tạp cũng khiến cho hoạt động này trở nên cồng kềnh, thiếu khả thi. Theo RELEX Solutions, đó là lý do vì sao số hóa đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong nỗ lực tối ưu hóa doanh số và khuyến mại cho các nhà bán lẻ.
"Các nhà bán lẻ cần giữ tâm thế sẵn sàng triển khai các chương trình khuyến mại, bất kể tình hình cạnh tranh và các thách thức thị trường có thế nào đi chăng nữa. Mặc dù các chiến lược nêu trên rất hữu ích, việc tích hợp một công cụ chuyên dụng cho hoạt động khuyến mại chắc chắn sẽ mở ra nhiều tiềm năng hơn nữa, đem đến vô vàn hiểu biết chuyên sâu và những phân tích giúp định vị mức độ phù hợp cũng như kết nối với người tiêu dùng một cách xuyên suốt", bà Kristie Davison, Phó Chủ tịch phụ trách Kinh doanh khu vực châu Á - Thái Bình Dương của RELEX Solutions, cho biết.