Phối cảnh nhà ga T3 Tân Sơn Nhất sắp khởi công

Với tổng vốn đầu tư gần 11.000 tỷ đồng, nhà ga T3 Tân Sơn Nhất dự kiến được xây dựng trên diện tích 16,05 ha đất quốc phòng, lấy ý tưởng thiết kế từ trang phục áo dài truyền thống.
Tại cuộc họp về các dự án đang triển khai tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết đã quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ga hành khách T3. Dự án được xây dựng trên diện tích 16,05 ha đất quốc phòng, thiết kế lấy ý tưởng từ tà áo dài truyền thống. Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 10.990 tỷ đồng bằng nguồn vốn hợp pháp của ACV (không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước).
Tại cuộc họp về các dự án đang triển khai tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết đã quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ga hành khách T3. Dự án được xây dựng trên diện tích 16,05 ha đất quốc phòng, thiết kế lấy ý tưởng từ tà áo dài truyền thống. Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 10.990 tỷ đồng bằng nguồn vốn hợp pháp của ACV (không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước).
Đại diện chủ đầu tư (ACV), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, cho biết công tác chuẩn bị và phê duyệt thiết kế dự án nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất vừa hoàn thành. Dự kiến trong tháng 7, gói thầu số 11 (phần móng, công trình ngầm) được khởi công.

Đại diện chủ đầu tư (ACV), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, cho biết công tác chuẩn bị và phê duyệt thiết kế dự án nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất vừa hoàn thành. Dự kiến trong tháng 7, gói thầu số 11 (phần móng, công trình ngầm) được khởi công.

Bên trong nhà ga thiết kế phần mái lấy ánh sáng tự nhiên. Hình ảnh lớp mái cong mềm mại trải dài từ nhà ga đến vườn trung tâm của công trình phức hợp thương mại - văn phòng gợi nhớ đến đường nét mềm mại của tà áo dài, biểu trưng cho sự duyên dáng, thanh lịch. Không gian nhà ga sẽ được bố trí cây xanh và hệ thống thông gió, kết hợp với công viên, quảng trường trên cao, hồ nước...

Bên trong nhà ga thiết kế phần mái lấy ánh sáng tự nhiên. Hình ảnh lớp mái cong mềm mại trải dài từ nhà ga đến vườn trung tâm của công trình phức hợp thương mại - văn phòng gợi nhớ đến đường nét mềm mại của tà áo dài, biểu trưng cho sự duyên dáng, thanh lịch. Không gian nhà ga sẽ được bố trí cây xanh và hệ thống thông gió, kết hợp với công viên, quảng trường trên cao, hồ nước...

Công trình được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, công suất 20 triệu hành khách/năm, góp phần nâng tổng công suất của toàn sân bay lên 50 triệu khách/năm. Phương án kiến trúc đã chọn đáp ứng được các mục tiêu thiết kế bảo đảm về an toàn, quy mô, tính linh hoạt, hiệu quả kinh tế, an ninh và chất lượng dịch vụ cao; thiết kế tối ưu, bảo đảm thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận.

Công trình được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, công suất 20 triệu hành khách/năm, góp phần nâng tổng công suất của toàn sân bay lên 50 triệu khách/năm. Phương án kiến trúc đã chọn đáp ứng được các mục tiêu thiết kế bảo đảm về an toàn, quy mô, tính linh hoạt, hiệu quả kinh tế, an ninh và chất lượng dịch vụ cao; thiết kế tối ưu, bảo đảm thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận.

Sân đỗ máy bay rộng 4.670 m2, gồm đường nội bộ, bãi xe, hệ thống giao thông kết nối với nhà ga T1, T2 và hệ thống kỹ thuật (trạm cấp điện, cấp nước…).

Sân đỗ máy bay rộng 4.670 m2, gồm đường nội bộ, bãi xe, hệ thống giao thông kết nối với nhà ga T1, T2 và hệ thống kỹ thuật (trạm cấp điện, cấp nước…).

Theo thiết kế, hành khách khi bắt đầu đến sân bay sẽ thấy ngay các hàng cây xanh bản xứ dọc theo tuyến đường trục chính, tạo thành một hành lang xanh kết nối với thành phố.

Theo thiết kế, hành khách khi bắt đầu đến sân bay sẽ thấy ngay các hàng cây xanh bản xứ dọc theo tuyến đường trục chính, tạo thành một hành lang xanh kết nối với thành phố.

Các công trình phụ trợ bao gồm khối tổ hợp chức năng, nhà xe và khu dịch vụ hàng không cao 13 tầng, nhằm phục vụ khai thác nội địa để giảm tải cho nhà ga T1 Tân Sơn Nhất. Quảng trường trên cao kết hợp với các mảng xanh từ khu vực cảnh quan, công viên, hồ nước trang trí, tường xanh, tạo nên một kết nối đồng điệu với thiên nhiên.

Các công trình phụ trợ bao gồm khối tổ hợp chức năng, nhà xe và khu dịch vụ hàng không cao 13 tầng, nhằm phục vụ khai thác nội địa để giảm tải cho nhà ga T1 Tân Sơn Nhất. Quảng trường trên cao kết hợp với các mảng xanh từ khu vực cảnh quan, công viên, hồ nước trang trí, tường xanh, tạo nên một kết nối đồng điệu với thiên nhiên.

Đây là dự án trọng điểm của Bộ GTVT và TP.HCM giai đoạn (2021-2025), góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội thành phố và các tỉnh phía Nam. Lãnh đạo ACV khẳng định những công nghệ hiện đại bậc nhất sẽ được đầu tư cho nhà ga mới này.

Đây là dự án trọng điểm của Bộ GTVT và TP.HCM giai đoạn (2021-2025), góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội thành phố và các tỉnh phía Nam. Lãnh đạo ACV khẳng định những công nghệ hiện đại bậc nhất sẽ được đầu tư cho nhà ga mới này.

Ngày 9/7, khi thị sát sân bay Tân Sơn Nhất, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ACV và UBND TP.HCM khởi công công trình trong quý III, chậm nhất tới tháng 9/2024 phải khánh thành.

Ngày 9/7, khi thị sát sân bay Tân Sơn Nhất, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ACV và UBND TP.HCM khởi công công trình trong quý III, chậm nhất tới tháng 9/2024 phải khánh thành.

Tin cùng chuyên mục