Quý I/2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 4,4%

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Theo Tổng cục Thống kê, hoạt động thương mại và dịch vụ tháng 3/2022 khá sôi động với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 438 nghìn tỷ đồng, tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 9,4% so cùng kỳ năm trước. 
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet

Tính chung quý I/2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.318 nghìn tỷ đồng, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 1,6% (cùng kỳ năm 2021 tăng 2%).

Doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I/2022 tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 11%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 10,1%; phương tiện đi lại tăng 5,4%; may mặc giảm 3,6%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình giảm 4,9%. Tuy nhiên, các nhóm ngành này tăng chủ yếu là do giá tăng khi giá nhiên liệu tăng cao.

Về địa phương, doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I/2022 tại Quảng Ninh tăng 11,7%; Bình Dương tăng 10,8%; Hải Phòng tăng 9,5%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 9,4%; Đồng Nai tăng 8,7%; Cần Thơ tăng 7,5%; Hà Nội tăng 7,2%; Đà Nẵng tăng 3%; Khánh Hòa tăng 2,8%; TP.HCM tăng gần 1%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống quý I năm 2022 tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu của một số địa phương tăng/giảm như sau: Bắc Ninh tăng 24%; Cần Thơ tăng 18,3%; Phú Yên tăng 18,1%; Lâm Đồng tăng 17,4%; Đồng Nai tăng 16,2%; Quảng Ninh tăng 7,5%; Hà Nội tăng 1,1%; TP.HCM giảm 5,6%, Tiền Giang giảm 26,9%; Bạc Liêu giảm 15,3%.

Doanh thu du lịch lữ hành quý I/2022 tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước do Việt Nam bắt đầu mở cửa du lịch. Trong khi đó, doanh thu dịch vụ khác giảm 2,5% so với quý I/2021.

Tin cùng chuyên mục