Tạo không gian để nhà thầu chủ động, sáng tạo

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Đối với gói thầu xây lắp, khi tổ chức lựa chọn nhà thầu, các yêu cầu về giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công được xây dựng trên cơ sở dự toán được phê duyệt, bản vẽ thiết kế kỹ thuật, các định mức kinh tế - kỹ thuật hiện hành, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn xây dựng...

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Công ty TNHH UCE

Trên thực tế, việc xây dựng tiêu chuẩn về kỹ thuật tại hồ sơ mời thầu (HSMT) đôi khi còn cứng nhắc, mang tính “đóng khung”, từ đó hạn chế tính chủ động, sáng tạo của nhà thầu.

Khi xây dựng HSMT, trên cơ sở bản vẽ, thuyết minh thiết kế, dự toán được duyệt, chủ đầu tư, bên mời thầu thường chỉ định, mô tả chi tiết biện pháp mà nhà thầu phải thực hiện. Đơn cử, đối với công tác bê tông, HSMT chỉ định biện pháp trộn bằng máy/trộn bằng tay; hoặc đối với công tác đào, chỉ định biện pháp đào thủ công/đào bằng máy... Trong khi đó, việc chỉ định, mô tả các biện pháp chi tiết này không đóng vai trò quyết định đến chất lượng, yếu tố đầu ra của công trình, dự án.

Để gia tăng sự chủ động, linh hoạt và sáng tạo cho nhà thầu, các chủ đầu tư, bên mời thầu nên cân bằng việc bảo đảm yêu cầu kỹ thuật rõ ràng, đúng mục tiêu đầu tư và không ràng buộc quá mức vào giải pháp kỹ thuật cụ thể, không mô tả quá chi tiết về giải pháp kỹ thuật (trừ khi thực sự cần thiết hoặc do đặc thù dự án), mà nên áp dụng tiêu chuẩn theo hướng mở. Với nguyên tắc này, nhà thầu chủ động đề xuất và chứng minh tính khả thi, hiệu quả của giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công mà nhà thầu thấy rằng phù hợp, khả thi để thực hiện gói thầu, giúp nhà thầu linh hoạt lựa chọn giải pháp có sẵn hoặc tối ưu hơn, tạo không gian để nhà thầu thể hiện năng lực sáng tạo, rút ngắn tiến độ, gia tăng hiệu quả đầu tư.

Tin cùng chuyên mục