Vẫn tồn cỡ 800.000 tấn gạo trong doanh nghiệp

Theo Hiệp Hội Lương thực Việt Nam, tính đến hết tháng 11, cả nước vẫn cồn cỡ 811.000 tấn gạo trong kho của doanh nghiệp.
Hết tháng 11, cả nước vẫn cồn cỡ 811.000 tấn gạo trong kho của doanh nghiệp. Ảnh: VTV
Hết tháng 11, cả nước vẫn cồn cỡ 811.000 tấn gạo trong kho của doanh nghiệp. Ảnh: VTV

Trong số này Tổng công ty miền Nam đang chiếm số lượng áp đảo với gần 217.000 tấn; Tổng công ty Lương thực miền Nam 85.000 tấn. Còn lại hơn 509.000 tấn thuộc về các doanh nghiệp khác thành viên của hiệp hội.

Cũng theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong tháng 11, cả nước xuất khẩu (XK) được 317.218 tấn gạo, đạt trị giá FOB 175,054 triệu USD với giá bình quân 471,57 USD/tấn.

Gộp chung lại, đến hết tháng 11, lượng gạo đã XK được là 5,196 triệu tấn, trị giá 2,272 tỷ USD. Như vậy, XK gạo trong 11 tháng đầu năm nay đã cao hơn so với lượng gạo XK được của cả năm ngoái là 4,9 triệu tấn.

Số liệu của Bộ Công Thương lại cao hơn. Cụ thể, trong 11 tháng qua, cả nước đã XK được 5,52 triệu tấn gạo, trị giá 2,49 tỷ USD. Sở dĩ 2 số liệu lệch nhau là bởi một bên căn cứ trên hợp đồng đăng ký, một bên dựa vào số lượng XK đăng ký XK qua cửa hải quan. Nhưng dù là số liệu nào cũng đều thể hiện rằng lượng gạo XK được của cả năm nay sẽ cao hơn hẳn so với năm ngoái.

Năm 2018, một số dự báo cho thấy thị trường gạo thế giới sẽ sôi động hơn. Theo báo cáo tháng 11 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trong năm 2018, thương mại gạo toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 1% và đạt 42,3 triệu tấn. Nếu đúng như dự báo của USDA thì đây là lượng gạo giao dịch cao thứ ba trong lịch sử thương mại gạo thế giới, và 2018 là năm thứ hai liên tiếp mà giao dịch gạo toàn cầu có mức tăng trưởng dương.

Trong năm 2018, một số dự báo cho thấy thị trường gạo thế giới sẽ sôi động hơn. Riêng Việt Nam được dự báo, lượng gạo xuất khẩu năm 2018 có thể tăng thêm 400 ngàn tấn so năm 2017 để đạt mức 6 triệu tấn. Gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng lên chủ yếu nhờ nhu cầu ở Đông Nam Á, nhất là tại Philippines.

Tin cùng chuyên mục