Việt Nam có triển vọng tăng trưởng sáng sủa trong 3 năm tới. Ảnh:Reuters |
Tăng trưởng GDP năm nay được dự báo 6,3%, nhỉnh hơn năm ngoái 0,1%, nhờ tâm lý tốt trên thị trường và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hai năm tới, tốc độ này sẽ tăng nhẹ lên 6,4%. Dù vậy, những con số này vẫn thấp hơn mục tiêu 6,7% năm nay do Chính phủ đề ra.
WB nhận định áp lực lạm phát tại Việt Nam nhìn chung ở mức thấp, do giá hàng hóa toàn cầu đang giảm. Chỉ số giá tiêu dùng năm nay được dự báo tăng khoảng 4% và sẽ giữ nguyên trong 2 năm tới. Ngân sách sẽ được củng cố trong thời gian tới, quá trình thoái vốn được đẩy nhanh nhanh và tỷ giá được duy trì ổn định.
WB cho rằng Việt Nam sẽ duy trì được tốc độ phát triển dài hạn nếu đẩy mạnh tái cơ cấu. Dù vậy, tâm lý bảo hộ và rủi ro liên quan đến các biện pháp bảo hộ tại các nền kinh tế lớn sẽ là những thách thức với Việt Nam.
Ông cũng cho rằng thách thức lớn của Việt Nam hiện tại là đảm bảo tính bền vững của tài khóa trong trung hạn. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn đang có lợi thế trong việc thu hút và duy trì FDI, đặc biệt khi lương nhân công tại Trung Quốc và nhiều nơi khác đang tăng.
Ông Ousmane Dione - Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam cho rằng dù GDP quý I của Việt Nam chỉ tăng 5,1%, các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản của Việt Nam vẫn rất tốt. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh đã có nhiều cải thiện trong 3 năm qua, nhờ các chính sách của Chính phủ. Dù vậy, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn, Việt Nam vẫn cần tăng năng lực cạnh tranh để chống chịu với các cú sốc từ bên ngoài.
Tính chung khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, WB ước tính các nước sẽ tăng trưởng 6,2% năm nay và 6,1% năm 2018. Các yếu tố tác động tích cực là cầu nội địa mạnh, kinh tế toàn cầu dần hồi phục và giá hàng hóa tăng.
Tuy nhiên, khu vực vẫn phải đối mặt với các thách thức cả từ bên trong và bên ngoài. Đó là lãi suất tại Mỹ tăng nhanh hơn dự kiến, tâm lý bảo hộ và chống toàn cầu hóa tại nhiều nước phát triển và tín dụng tăng nhanh tại nhiều nước Đông Á.