Xuất khẩu cá tra gặp khó ở thị trường lớn

Dự báo xuất khẩu cá tra sang Mỹ tiếp tục sụt giảm...
9 tháng đầu năm, top 3 thị trường xuất khẩu cá tra hàng đầu của Việt Nam, gồm: Trung Quốc - Hồng Kông Mỹ và EU nhưng chỉ duy nhất thị trường Trung Quốc - Hồng Kông tăng trưởng, 2 thị trường Mỹ và EU đều sụt giảm.
9 tháng đầu năm, top 3 thị trường xuất khẩu cá tra hàng đầu của Việt Nam, gồm: Trung Quốc - Hồng Kông Mỹ và EU nhưng chỉ duy nhất thị trường Trung Quốc - Hồng Kông tăng trưởng, 2 thị trường Mỹ và EU đều sụt giảm.

9 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu cá tra ước đạt 1,285 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ 2016. Tuy nhiên, trên bảng xếp hạng các thị trường lớn đã có sự thay đổi, thị trường Mỹ trong suốt thời gian dài thống trị ngôi đầu nay đã tụt xuống số 2, sau Trung Quốc - Hồng Kông. Do vậy, ngày 2/10/2017, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 10415 gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương về việc xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ. 

Theo thống kê sơ bộ của Hải quan Việt Nam, 9 tháng đầu năm, top 3 thị trường xuất khẩu cá tra hàng đầu của Việt Nam, gồm: Trung Quốc - Hồng Kông Mỹ và EU nhưng chỉ duy nhất thị trường Trung Quốc - Hồng Kông tăng trưởng, 2 thị trường Mỹ và EU đều sụt giảm.

Sự suy giảm ở thị trường Mỹ 

Từ tháng 8/2017, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc - Hồng Kông lần đầu tiên cao gấp hơn 2 lần sang thị trường Mỹ và vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam. Bước qua tháng 9/2017, giá trị xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc - Hồng Kông tiếp tục tăng trưởng, ước đạt 38,564 triệu USD. Lũy kế, 9 tháng ước đạt 286,05 triệu USD, chiếm tỷ lệ 22% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, tăng 43,3%.

Kể từ tháng 8/2017, sản lượng và giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ đột ngột giảm mạnh do sự kiểm tra nghiêm ngặt của Cơ quan Thanh tra an toàn thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ. 

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ trong tháng 8 chỉ đạt 18,516 triệu USD, giảm 58,3% so với tháng trước và giảm 54,6% so với cùng kỳ năm 2016. Tháng 9/2017, xuất khẩu cá tra sang Mỹ vẫn trong thế tụt dốc với giá trị ước đạt 10,298 triệu USD. Lũy kế, 9 tháng năm 2017 đạt 249,7 triệu USD, chiếm tỷ lệ gần 20%, giảm 9,1% so với cùng kỳ 2016.

Cho tới nay, xuất khẩu cá tra sang thị trường EU vẫn chưa có dấu hiệu khả quan hơn. Tháng 8 kim ngạch xuất khẩu cá tra sang EU đạt 19,477 triệu USD, bước qua tháng 9 kim ngạch xuất khẩu chỉ ước đạt 13,848 triệu USD. Lũy kế, 9 tháng đạt 152,71 triệu USD, giảm 21,4% so với cùng kỳ.

Trước đó, đã có nhiều dự báo khả năng lớn từ nay tới cuối năm, xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ tiếp tục sụt giảm, chương trình thanh tra cá da trơn và thuế chống bán phá giá tại Mỹ là “hàng rào” ngăn cản các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam.

Đại diện Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, sự tụt dốc của thị trường Mỹ do 2 nguyên nhân: kể từ ngày 2/8/2017, Cơ quan Thanh tra an toàn thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (FSIS) áp dụng việc kiểm soát 100% lô hàng và ngày 13/9/2017, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thông báo quyết định sơ bộ thuế chống bán phá giá của đợt xem xét hành chính lần thứ 13 (POR13) đối với mặt hàng cá tra phi lê đông lạnh từ Việt Nam, giai đoạn từ 1/8/2015 đến 31/7/2016, với mức thuế 2,39 USD/kg, cao gấp 3 lần mức thuế suất riêng lẻ trong kỳ POR 12.

Trước tình hình trên, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương rà soát tình hình và có giải pháp ứng phó kịp thời đối với cá tra xuất khẩu vào thị trường Mỹ; khẩn trương xử lý các kiến nghị của VASEP theo quy định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/10/2017.

Khó có thể bù đắp bằng các thị trường khác 

Kể từ năm 2014, đây là lần đầu tiên Mỹ đã áp dụng mức thuế chống bán phá giá cao nhất đối với các nhà xuất khẩu cá tra và đầu năm nay, Mỹ cũng áp đặt một quy định mới, theo đó, các nhà xuất khẩu nước ngoài buộc phải chứng minh hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm của họ tương đương với các quy định tại Mỹ, tạo ra rào cản không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

“Trải qua 13 kỳ xem xét hành chính trong vụ kiện chống bán phá giá, đây là lần đầu tiên DOC đã có những điều chỉnh hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý và bỏ qua các qui định thông thường từ trước đến nay khi đưa ra quyết định sơ bộ. Đây là một quyết định phi lý gây khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu”, một doanh nghiệp cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long cho biết.

Sau khi phải đối mặt với những khó khăn từ thị trường Mỹ - Nước nhập khẩu lớn nhất cá tra Việt Nam và sự tụt dốc của thị trường EU, nhiều nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam đang tìm kiếm thị trường nhập khẩu mới để bù đắp vào khoảng thiếu hụt này. Theo đánh giá của các doanh nghiệp, hiện nay, ngoài Mỹ, một số thị trường như: Nam Á, Trung Đông, Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc... cũng là những thị trường nhiều tiềm năng.

Tuy nhiên, vẫn có không ít doanh nghiệp cá tra nhận định: sự sụt giảm giá trị xuất khẩu tại Mỹ và EU khó có thể bù đắp bằng các thị trường nhập khẩu khác và trong năm 2017, xuất khẩu cá tra Việt Nam khó có thể đạt mức tăng trưởng dương.

Tin cùng chuyên mục