Đóng gói thanh long xuất khẩu. Ảnh: Bnews |
Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của hàng rau quả Việt Nam, chiếm 83,8% tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả.
Các thị trường có giá trị xuất khẩu rau, quả tăng mạnh là Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (gấp 2,1 lần), Nga (76,3%), Nhật Bản (51,2%), Trung Quốc (36,8%)...
Cũng trong 5 tháng qua, ước giá trị nhập khẩu mặt hàng rau, quả đạt 470 triệu USD, tăng 68,6% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, mặt hàng rau ước đạt 100 triệu USD, tăng 49% so với cùng kỳ 2016 và mặt hàng quả đạt 353 triệu USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm 2016.
Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại thị trường trong nước, trong tháng qua, mặt hàng vải sớm Thanh Hà đã được bán tại thị trường Hà Nội với giá từ 50.000 -60.000 đồng/kg (loại 1) và từ 35.000-40.000 đồng/kg (loại 2), tăng hơn khoảng 5.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, tại các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thái Nguyên, giá bán vải sớm chỉ ở mức từ 45.000 - 50.000 đồng/kg do bị cạnh tranh về giá của một số giống vải khác.
Tại Đắk Lắk, mặc dù năng suất bơ năm nay thấp hơn năm ngoái nhưng bù lại giá tăng cao nên người trồng bơ phấn khởi, hiện bơ loại 1 có giá từ 35.000 - 38.000 đồng/kg, tăng từ 5.000 - 8.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân bơ giảm năng suất là do biến đổi của thời tiết làm mưa, nắng bất thường, nhất là vào thời điểm cây bơ ra hoa bị mưa nặng hạt kéo dài làm rụng bông hạn chế việc đậu quả.
Tại Lâm Đồng, thị trường rau củ hiện đang có dấu hiệu tăng mạnh như cải bó xôi, cải thảo, hoa lơ xanh do nguồn cung bị hạn chế bởi một số trận mưa lớn khiến rau nát và hỏng nhiều làm nguồn cung rau giảm trong khi nhu cầu không biến động.