93,37% đại biểu tán thành Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Với 465 đại biểu tán thành (chiếm tỷ lệ 93,37%), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) tại phiên họp chiều 14/11.
Đoàn chủ tịch ấn nút biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)
Đoàn chủ tịch ấn nút biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

Trước đó, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng chuyển quy định tại Khoản 1 Điều 31 về Điều 2 giải thích từ ngữ, đồng thời rà soát nội hàm quy định như thể hiện tại Khoản 4 Điều 2 dự thảo Luật.

Về nội dung phòng ngừa bạo lực gia đình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, bỏ Điểm a Khoản 2 Điều 17 và chỉnh lý Điều 18 như dự thảo Luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội và cơ quan có liên quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với cơ quan soạn thảo, Ủy ban Pháp luật, các cơ quan hữu quan nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật có liên quan và đã thống nhất việc tiếp thu, chỉnh lý Điều 24 theo hướng: quy định rõ căn cứ và trường hợp Trưởng Công an xã yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã để làm rõ thông tin, giải quyết vụ việc; bỏ quy định về thời gian người bị bạo lực gia đình làm việc tại trụ sở Công an xã và quy định về trình tự, thủ tục đưa người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nếu họ không đến như thể hiện tại Điều 24 dự thảo Luật.

Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú quyết định, tổ chức việc thực hiện công việc phục vụ cộng đồng. Đồng thời, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 32 cũng được chỉnh lý tương tự.

Ngoài những nội dung nêu trên, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát kỹ lưỡng toàn bộ dự thảo Luật và chỉnh lý về nội dung và kỹ thuật lập pháp tại các 15 điều luật khác.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, dự thảo Luật sau khi chỉnh lý còn 56 điều, bỏ 03 điều, bổ sung 03 điều

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, dự thảo Luật sau khi chỉnh lý còn 56 điều, bỏ 03 điều, bổ sung 03 điều

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, dự thảo Luật sau khi chỉnh lý còn 56 Điều, bỏ 3 Điều (các điều: 2, 47 và 61 dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3), bổ sung 3 Điều (các điều: 33, 39 và 55).

Dự thảo Luật có 5 nhóm điểm mới. Thứ nhất, với phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người và lấy người bị bạo lực gia đình làm trung tâm, sửa đổi, bổ sung các hành vi bạo lực gia đình; sửa đổi, bổ sung nhóm đối tượng được áp dụng tương tự; bổ sung quy định để tăng tính khả thi áp dụng Luật đối với người nước ngoài cư trú ở Việt Nam.

Thứ hai, thực hiện phòng ngừa bạo lực gia đình chủ động, trong “phòng” có “chống”, trong “chống” có “phòng”. Thứ ba, sửa đổi, bổ sung các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình để khắc phục những bất cập của Luật hiện hành, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Thứ tư, khuyến khích xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình, đồng thời nâng cao trách nhiệm của Nhà nước trong bố trí nguồn lực cho phòng, chống bạo lực gia đình để hướng tới xây dựng và phát triển các cơ sở trợ giúp về phòng, chống bạo lực gia đình hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả. Thứ năm, sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm của Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình và cơ quan, tổ chức có liên quan trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

Trong phát biểu điều hành nội dung phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, trước khi thông qua toàn bộ Luật, các đại biểu tiến hành biểu quyết thông qua 3 Điều về hành vi bạo lực gia đình; góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư; thực hiện công việc phục vụ cộng đồng.

Điều hành biểu quyết thông qua toàn bộ Dự thảo Luật, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nêu rõ, kết quả biểu quyết điện tử tại phiên họp cho thấy có 465 đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Luật, chiếm 93,37%. Như vậy Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) đã chính thức được thông qua với tỷ lệ tán thành cao.

Tin cùng chuyên mục