Ông Vũ Tiến Lộc-Chủ tịch VCCI: Khép lại khoảng cách giữa chính sách và thực thi. Ảnh: Lê Tiên |
Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: Khép lại khoảng cách giữa chính sách và thực thi
Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam còn quan ngại nhiều vấn đề trong cải cách thể chế, mong muốn sự đồng bộ hơn nữa trong hệ thống luật pháp, thu hẹp khoảng cách giữa chính sách và thực thi đang còn lớn ở nhiều lĩnh vực.
Pháp luật về quản lý chuyên ngành của Việt Nam không phải là một hệ thống pháp luật đơn nhất mà là tập hợp các quy định có liên quan tới quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trong nhiều hệ thống pháp luật chuyên ngành khác nhau.
Hiện có khoảng xấp xỉ 300 văn bản (bao gồm các văn bản pháp luật và, trong một số trường hợp, còn có cả các văn bản khác như công văn, hướng dẫn, thông báo…) có quy định về vấn đề này, được soạn thảo, ban hành và/hoặc thực thi bởi ít nhất 10 Bộ chuyên ngành. Do đo, việc rà soát lại toàn bộ các thủ tục, hồ sơ kiểm tra chuyên ngành để loại bỏ các trường hợp trùng lặp, không khả thi, không liên quan hoặc không cần thiết.
Tôi tin tưởng rằng ngọn lửa đang được nhóm lên mạnh mẽ về Chính phủ kiến tạo hành động và ngọn lửa phòng chống tham nhũng sẽ khơi dậy tinh thần sản xuất kinh doanh của doan nghiệp. Về phía cộng đồng doanh nghiệp liêm chính song hành với Chính phủ liêm chính.
Bà Natasa Ansell – Chủ tịch AmCham: Mở cửa hơn cho tư nhân sẽ giúp cải thiện tình hình tài chính đất nước. Ảnh: Lê Tiên
Nhiều cơ hội đầu tư không trở thành hiện thực do những vướng mắc khi phải đối mặt với nạn tham nhũng và một môi trường thể chế, quy trình cấp phép còn rườm rà, nhiều hạn chế, thiếu rõ ràng. Ngoài ra, một số lĩnh vực của Việt Nam cũng chưa mở cửa để thu hút vốn tư nhân hay còn hạn chế do vẫn chú trọng vào các DNNN.
Chúng tôi tin rằng tiếp tục mở cửa để thu hút nguồn vốn tư nhân cho những dự án quan trọng, tận dụng được nguồn vốn tư nhân và thị trường tư nhân thì sẽ có thể cải thiện khả năng phát triển kinh tế cũng như tình hình tài chính của nền kinh tế nói chung.
Để làm được việc này, hệ thống pháp luật cần phải được xây dựng sao cho có thể thực thi một cách công bằng, bình đẳng nếu muốn thu hút nguồn vốn tư nhân. Môi trường kinh doanh có thể được cải thiện tốt nhất bằng những giải pháp nâng cao năng suất, giảm chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam.
Ông Tomaso Andreatta, Phó Chủ tịch EuroCham: Giảm yêu cầu chống chéo giữa các đơn vị. Ảnh: Lê Tiên
Chúng tôi kêu gọi nỗ lực của Chính phủ trong việc xử lý các trường hợp tham nhũng đối với cấp thấp hơn. Giải pháp đòn bẩy chính là trả cho họ mức lương xứng đáng, hướng họ đến niềm tự hào được phục vụ cho chính quyền và người dân xung quanh. Trong khi ở cấp cao hơn, vấn đề nan giản phát sinh từ tính thiếu minh bạch, sự phụ thuộc vào các thủ tục cấp giấy phép và chứng nhận, cơ chế xin cho và sự diễn giải quy định chủ quan cao của những người có vị trí quyết định.
Đồng thời, cần giảm thiểu các yêu cầu chồng chéo hoặc mâu thuẫn của các đơn vị hành chính, gây lãng phí tài chính hay thuế.
Chúng tôi cũng kiến nghị thuế nhà thầu phải được các cơ quan chức năng đồng ý; chính sách một cửa quốc gia cần được thực hiện đầy đủ; chính sách thanh toán bằng ngoại tệ qua internet cần được tạo điều kiện hơn nữa để thực thi.
Ông Mark Gillin - Trưởng Nhóm hải quan và thuế: Nhất quán chính sách và thực thi. Ảnh: Lê Tiên