Gói thầu mua xe ô tô tại Tiền Giang: 10 lần gia hạn, vì sao?

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Trung tâm Thông tin - Tư vấn - Dịch vụ tài chính Tiền Giang (bên mời thầu - BMT) vừa gia hạn mời thầu lần thứ 10 đối với Gói thầu Mua sắm xe ô tô cứu thương cho Cơ sở Cai nghiện ma túy. Nguyên nhân khiến Gói thầu liên tục bị “ế” là vì đâu?
Theo bên mời thầu, mục đích là mua xe ô tô phục vụ cho việc
đi công tác, nhưng khi xây dựng gói thầu thì lại để tên là mua sắm xe ô tô cứu
thương. Ảnh minh họa: Hoài An
Theo bên mời thầu, mục đích là mua xe ô tô phục vụ cho việc đi công tác, nhưng khi xây dựng gói thầu thì lại để tên là mua sắm xe ô tô cứu thương. Ảnh minh họa: Hoài An

Gói thầu nêu trên thuộc Dự toán mua sắm 2020. Đây là hoạt động chi thường xuyên, nguồn vốn sử dụng từ nguồn kinh phí giao nhưng không thực hiện tự chủ năm 2019 chuyển sang năm 2020 do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý. Hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi qua mạng, với phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ. Giá dự toán của Gói thầu là 715 triệu đồng.

Gói thầu được mời thầu lần đầu tiên vào cuối tháng 4/2020 với thời điểm mở thầu là vào ngày 8/5/2020. Nhưng vì không có nhà thầu tham gia, nên BMT tiếp tục gia hạn thời điểm mở thầu đến ngày 15/5/2020. Tiếp đó, thời điểm mở thầu lại lần lượt được lùi đến các ngày 22/5, 29/5, 5/6, 12/6, 19/6, 26/6, 3/7, 10/7 và 17/7/2020.

Như vậy, từ lần thông báo mời thầu đầu tiên cho đến ngày 14/7/2020, liên tục 10 lần gia hạn, đến nay vẫn chưa có nhà thầu nào nộp hồ sơ dự thầu.

Theo cán bộ phụ trách công tác đấu thầu của Trung tâm Thông tin - Tư vấn - Dịch vụ tài chính Tiền Giang, nếu trong lần thứ 10 gia hạn này vẫn không có nhà thầu nào dự thầu thì BMT sẽ đề xuất UBND Tỉnh hủy thầu. Vị cán bộ này cho biết nguyên nhân của tình trạng “ế ẩm” là các doanh nghiệp trên địa bàn cho biết họ không hào hứng với việc đấu thầu vì không am hiểu về đấu thầu qua mạng.

Ngoài ra, theo vị cán bộ này, còn có một nguyên nhân khác. Thực tế, mục đích của việc mua sắm này là mua xe ô tô để phục vụ cho việc đi công tác. Tuy nhiên, khi xây dựng gói thầu thì phải để tên là mua sắm xe ô tô cứu thương thì mới được phê duyệt. Do đó, nếu lần này phải hủy thầu để tổ chức đấu thầu lại, sẽ phải thay đổi tên gói thầu và chủng loại xe ô tô cho phù hợp với thực tế.

Không chỉ gói thầu nêu trên, dữ liệu của Báo Đấu thầu cho thấy, tại BMT này từng có nhiều gói thầu xảy ra tình trạng tương tự, chỉ khác về số lần gia hạn.

Ông Lê Văn Tăng - nguyên Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra lời khuyên rằng, sau khi mời thầu lần đầu không thành công, cùng với việc gia hạn, các BMT nên xem xét lại “đề bài”. Liệu đề bài đã phù hợp với thực tiễn chưa, yêu cầu có quá cao không? “Việc gia hạn quá nhiều lần như vậy gây “vỡ kế hoạch” và cần phải xem lại năng lực của BMT.

Từ đầu năm đến nay, BMT nêu trên đã gia hạn hàng loạt gói thầu như: Gói thầu Mua thuốc xử lý bãi rác trên địa bàn huyện Gò Công Tây năm 2020 (gia hạn 2 lần); Gói thầu Mua bồn chứa nước hỗ trợ gia đình bị ảnh hưởng do hạn hán, xâm nhập mặn và dịch bệnh Covid-19 tại tỉnh Tiền Giang (gia hạn 1 lần); Gói thầu Xây dựng phần mềm quản lý trang trại theo tiêu chuẩn GLOBAL G.A.P (gia hạn 1 lần)...

Trước đó, vào năm 2019, các gói thầu khác cũng đã có chung cảnh ngộ như trên, có thể nêu tên như: Gói thầu Mua sắm vật tư thực hành học kỳ I năm học 2019 -2020 (gia hạn 1 lần); Gói thầu Thiết bị điện lạnh thuộc Dự án Kinh phí từ nguồn giảm dự toán chi ngân sách nhà nước của Trung tâm Y tế huyện Châu Thành (gia hạn 1 lần); Gói thầu Mua sắm trang thiết bị âm thanh cho Đài Truyền thanh xã và Trạm Truyền thanh các ấp trên địa bàn xã Bình Phú (gia hạn 1 lần); Gói thầu May trang phục, đồng bộ cho cán bộ, viên chức của Trung tâm Y tế TP. Mỹ Tho (gia hạn 1 lần)...

Bình luận về trường hợp này, ông Lê Văn Tăng - nguyên Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra lời khuyên rằng, sau khi mời thầu lần đầu không thành công, cùng với việc gia hạn, các BMT nên xem xét lại “đề bài”. Liệu đề bài đã phù hợp với thực tiễn chưa, yêu cầu có quá cao không? “Việc gia hạn quá nhiều lần như vậy gây “vỡ kế hoạch” và cần phải xem lại năng lực của BMT. Việc lặp đi lặp lại tình trạng này cũng đặt ra vấn đề về cách thức triển khai, trách nhiệm làm việc để dẫn đến hiệu quả công tác thấp”, ông Tăng lưu ý.

Tin cùng chuyên mục